Đây là quả bom tấn giáng vào vào cuộc luận chiến kéo dài của các học giả phương Tây về nước Nga. Một nhóm trên quan điểm reo rắc khủng hoảng thường xuyên lo lắng “người Nga đang đến” và một nhóm khác với quan điểm tin tưởng một cách thô thiển: Nga chỉ là một ngôi làng Potemkin khổng lồ mà số phận định trước sẽ tan rã ra thành từng mảng trong một kết cục tự gây thảm bại cho mình.
Rất tiếc, cả hai quan điểm đều không đúng, nhưng các nhà phân tích phương Tây thường lưỡng lự giữa hai quan điểm, khi một trong số quan điểm nay không làm họ thích thú.
Một trong nhược điểm các bài viết là đã không phân tích được chiến lược của nước Nga, từ đó đặt ra câu hỏi quan trọng: Sự thất bại trong việc hiểu được chiến lược của Nga khiến những luận cứ trở lên thiển cận.
Nước Nga trong góc nhìn Phương Tây
Thứ nhất: cần phải có sự hiểu biết rộng hơn về nước Nga dựa trên sự cân bằng và mở rộng thông tin hơn nữa. Một câu nhận xét, từ ngữ có thể khác nhau, trong những năm qua của Churchill, Talleyrand, hoặc Metternich đã khẳng định tính đúng đắn của quan điểm này: "Nga là không bao giờ mạnh mẽ như vẻ bề ngoài, cũng không yếu đuối như người ta nhìn thấy họ."
Nga là một cường quốc khu vực có cấu trúc suy giảm, nhưng vẫn duy trì được khả năng đáng kể để vượt qua sự hỗn loạn, tạo những áp lực xung quanh và gây ra những vấn đề. Nước Nga thường cho cảm giác là người đàn ông bị bệnh của châu Âu (một thuật ngữ ban đầu được dùng để mô tả Đế quốc Ottoman vào thế kỷ thứ 19), có nền công nghệ tụt hậu, hệ thống chính trị không đáp ứng được tiêu chuẩn của xã hội hiện đại. Napoleon và Hitler, cũng như những người khác, đã thực sự sai lầm khi cho rằng nhược điểm của nước Nga là bạc nhược và lạc hậu, khiến cho đất nước trở thành một miếng mồi dễ dàng.
Từ đầu năm 2014, Nga phải chịu một cuộc suy thoái nối tiếp cuộc khủng hoảng kinh tế, chủ yếu là do sự sụt giảm mạnh giá dầu. Các biện pháp trừng phạt của phương Tây đã nhân lên những khó khăn. Nhưng những vấn đề kinh tế của Nga là cấu trúc nền kinh tế và cuộc khủng hoảng hiện nay ở Nga là kết quả của các yếu tố kinh tế toàn cầu, không có gì liên quan với những sự kiện ở Ukraine.
Những khó khăn này, trên thực tế là những động thái của Ả Rập Saudi nhằm duy trì giá dầu thấp trong nỗ lực đè bẹp ngành công nghiệp khai thác đá phiến Mỹ (từ góc nhìn của người Mỹ, điều này là không có gì là hạnh phúc, ngay cả khi sự cố đi cùng với những tổn thất của Nga ). Suy thoái kinh tế của Trung Quốc cũng có rất ít lý do để vui mừng.
Cho dù là một chiến lược gia giỏi hay yếu kém, ông Putin không phải là nhà kinh tế. Ngay cả các cộng sự có mối quan hệ mật thiết như cựu Bộ trưởng Tài chính Alexei Kudrin thường xuyên nhắc nhở ông về điều này.
Ngân sách nước Nga gắn chặt với giá năng lượng không thể tách rời, như thời kỳ Liên Xô. Vladimir Putin không tạo ra sự phụ thuộc này, nhưng ông làm được rất ít để giải quyết tình hình, đưa kinh tế vượt khỏi sự hạn chế này ngoài một số điểm sáng về công nghệ và công nghiệp quốc phòng.
Tuy nhiên, sự ủng hộ trong nước đối với ông Putin phần nào được giải thích bởi trong thực tế Nga đã có được một sự bùng nổ kinh tế theo những chính sách của ông, có thể thấy được là tiêu chuẩn sống cao hơn và thu nhập đủ để chi tiêu.
Mặc dù suy thoái kinh tế, Nga vẫn là nước có lực lượng quân sự mạnh nhất tính từ sau Chiến tranh Lạnh, trên trường thế giới đây là lực lượng có khả năng nhất, đang trong tiến trình hiện đại hóa, có nguồn ngân sách tốt, lực lượng quân đội Nga sẽ có khả năng mạnh mẽ trong tương lai gần.
Năm nay, chi tiêu quốc phòng của Nga chiếm khoảng 4,2% GDP, tăng hơn so với 3,4% của năm 2014. Tổng quân số đã được phát triển và có thể hơn 800.000 quân nhân tính đến thời điểm nay, với một tỷ lệ nhất quán ngày càng tăng số lượng quân nhân theo hợp đồng, lực lượng quân đội luôn được kiểm soát khả năng sẵn sàng chiến đấu thông qua các cuộc báo động bất ngờ và các cuộc diễn tập.
Không có quốc gia NATO nào gia tăng chi tiêu quốc phòng, mở rộng quy mô lực lượng, tăng cường khả năng sẵn sàng chiến đấu, mua sắm trang thiết bị mới, tương tự như tốc độ của Nga tính từ năm 2009. Do cuộc khủng hoảng kinh tế hiện nay, các chương trình hiện đại hóa của Nga sẽ bị cắt giảm, nhưng điểm yếu chính của sức mạnh Nga là hạn chế kỹ thuật hơn là vấn đề tài chính. Nga có thể không có khả năng đánh bại NATO, nhưng sức mạnh quân sự thông thường của Nga là đủ để buộc phải trả giá đắt trong một cuộc xung đột với phương Tây hoặc đè bẹp bất cứ nước cộng hòa nào thuộc Liên Xô cũ.
Điện Kremlin hiểu rất rõ cách sử dụng sức mạnh
Học giả Rovner lập luận rằng động thái sáp nhập Crimea của Nga là "không khôn khéo" và cho rằng Putin thiếu hiểu biết về các "mối quan hệ giữa bạo lực quân sự và các mục tiêu chính trị." Đây là một đánh giá khó hiểu khi thực tế Nga đã liên tục chứng tỏ khả năng sử dụng sức mạnh quân sự một cách khôn ngoan để đạt được mục đích chính trị mong muốn.
Chống bạo loạn và chiến dịch chống khủng bố của Nga tại Chechnya được coi là những hoạt động quân sự rất cứng rắn, nhưng thành công.Nga đã ổn định một khu vực nổi tiếng là rất bất ổn đến mức mà Moscow có đủ sức mạnh và độ tự tin để đăng cai Thế vận hội Sochi ngay gần khu vực đó sau cuộc chiến ngắn ngủi năm 2014 giữa Nga với Gruzia năm 2008.
Điều này cho thấy mặc dù có bất cập quân sự rất lớn, người Nga vẫn đạt được mục đích chiến lược của mình bằng cách chấm dứt xung đột nhanh chóng, sự kiện này các thành viên NATO cần phải xem xét nghiêm túc đối với Georgia và Ukraine.
Thất bại quân sự của Gruzia cũng dẫn đến kết thúc không vẻ vang cho sự nghiệp chính trị tổng thống Mikhail Saakashvili ; Georgia truy tố ông ta về các tội danh chính trị và hiện ông ta làm việc với vai trò thống đốc Odessa ở Ukraine.
Sau cuộc chiến ở Georgia, việc sáp nhập Crimea của Nga đã chứng minh khả năng ra quyết định và thẩm quyền sử dụng lực lượng quân sự để đạt được mục đích chính trị của ông Putin.
Không mất một người lính, một viên đạn, Moscow thu hồi địa bàn chiến lược quan trọng nhất của Ukraine, từ đó Nga có thể kiểm soát gần như toàn bộ Biển Đen.
Điều này đảm bảo quyền lực pháp lý vĩnh viễn về căn cứ quân sự cho hạm đội Biển Đen, cho phép hải quân có thể triển khai chống truy cập và xâm nhập của tất cả các loại phương tiện chiến tranh trên hầu hết vùng biển Đen và miền nam Ukraine.
Trong và sau này, sự sát nhập Crimea tạo ra cuộc tranh chấp lãnh thổ lâu dài trên biên giới Ukraine - một cuộc xung đột bị đông lạnh của tất cả các hình thức với hậu quả chiến lược sâu sắc cho chính quyền Ukraine trong nguyện vọng hội nhập phương Tây
Tại miền đông Ukraine, khôn khéo tránh được tham chiến trực tiếp, Nga thể hiện sự linh hoạt và sẵn sàng gia tăng căng thẳng. Trong khoảng thời gian chỉ vài tháng, điện Kremlin đã đẩy các mâu thuẫn Maidan từ đấu tranh chính trị đến sự nổi dậy được nhà nước ủng hộ, chiến tranh đa diện, chiến tranh quy ước hạn chế.
Ba điều đầu tiên đã chứng minh hiệu quả trong việc buộc Ukraine và phương Tây phải ngồi lại đàm phán một thỏa hiệp mà kết quả sẽ dẫn đến liên bang hóa, nhưng họ đã tiết kiệm tối đa sử dụng biện pháp vũ lực, để dành chỗ cho leo thang xung đột và sự ứng biến khi cần thiết.
Lawrence Freedman cũng đã từng chỉ trích chiến lược của Putin trong cuộc chiến tranh luận trên Rocks. Những đánh giá này thường là hậu quả khi đọc các bài phát biểu và những báo cáo của Putin cũng như những quan điểm chiến lược Nga được tìm thấy trong đó. Báo cáo của Putin không phải là những thông báo chính thức về chính sách, nhưng đóng vai trò nền tảng tư tưởng hỗ trợ cho bất cứ chiến lược đang được thực hiện.
Freedman tin rằng sẽ là ngu ngốc nếu gọi Putin là chiến lược gia giỏi, nhưng thậm chí còn có nhiều vấn đề hơn khi đánh giá thấp và hiểu lầm đối thủ. Từ quan điểm mang tính phân tích hoàn toàn khách quan, Nga đã làm khá tốt trong những hoạt động theo đuổi mục đích của mình ở Ukraine.
Cho dù yếu hay mạnh, Nga phải đối mặt với một thách thức cơ bản: làm thế nào để áp đặt quyền kiểm soát và ảnh hưởng lên Ukraina, nước lớn thứ hai ở châu Âu. Quan điểm cho rằng: Chắc chắn Moscow thiếu sức mạnh quân sự để chiếm tất cả của Ukraine, nhưng đó là một quan điểm vô giá trị.
Vấn đề là phải kiểm soát Ukraine mà không sở hữu hay thống trị nó. Ký ức về cuộc chiến của Liên Xô tại Afghanistan vẫn còn rất mới ở Nga, giới lãnh đạo Nga không có quyền lợi trong một cuộc chiến tranh ủy nhiệm tốn kém với phương Tây, đặc biệt là cuộc chiến đó cũng sẽ tiêu diệt Ukraine trong quá trình chiến tranh.
Thậm chí nếu Moscow có sức mạnh quân sự cần thiết, Mỹ cũng đã khéo léo chứng minh bằng bài học, xâm lược Afghanistan và Iraq khó khăn như thế nào để duy trì một chính quyền chiếm đóng.
Những gì Nga đã có thể làm dễ dàng là tấn công, đánh bại đội quân Ukraine, và chia sẻ đất nước thành một số các nước cộng hòa. Điều này có thể đã được thảo luận tại điện Kremlin, nhưng kế hoạch đặt ra là Moscow muốn đất nước Ukraine nằm trong quỹ đạo, không phải sở hữu của một vài phần đất còn tồn tại và một mớ hỗn độn địa chính trị.
Cách tiếp cận này trong tổng thể sẽ vô hiệu hóa khả năng chính quyền Maidan cai trị Ukraine và tái định hướng về phía Phương Tây, trong khi cho phép Nga duy trì ảnh hưởng của mình trên nước cộng hòa Liên Xô cũ.
(Còn tiếp)
Trịnh Thái Bằng theo QPAN