Nước nào sẽ trở thành 'bá chủ đại dương' vào năm 2030?

Nga, Trung Quốc, Mỹ và Anh nhiều khả năng sẽ trở thành những lực lượng hải quân hùng mạnh nhất thế giới tính đến năm 2030, chuyên san National Interest nhận định.
Hải quân Mỹ.
Hải quân Mỹ.

Theo chuyên gia phân tích quân sự người Mỹ Kyle Mizokami, tàu sân bay và tàu ngầm tên lửa đạn đạo sẽ là thước đo độ hùng mạnh lực lượng hải quân của các quốc gia trên thế giới trong hơn một thập kỷ sắp tới. 

“Tàu sân bay phản ánh sự cần thiết trong việc duy trì sức mạnh phòng thủ toàn cầu. Trong khi đó tàu ngầm tên lửa đạn đạo sẽ cho thấy sự lớn mạnh và đa dạng hóa kho vũ khí hạt nhân của từng quốc gia”, ông Mizokami cho hay. 

Mỹ 

Theo chuyên gia người Mỹ, trong thập kỷ tới đây, người ta sẽ nhanh chóng thấy được sự chuyển mình của Hải quân Mỹ.

Bằng chứng là việc họ sẽ gấp rút hoàn toàn tất việc thay thế mộ số tàu sân bay lớp Nimitz mà hải quân nước này đang sử dụng bằng siêu tàu sân bay USS Gerald R. Ford có thể chở hơn 4.500 người với trọng lượng lên đến 90.000 tấn và ngốn tới 12,9 tỷ USD trong ngân sách quốc phòng Mỹ tính cho đến thời điểm hiện tại. 

Bên cạnh đó, 3 khu trục hạm tàng hình lớp Zumwalt cùng hơn 33 tàu khu trục lớp Arleigh Burke sẽ sớm gia nhập Hải quân nước này và nâng tổng số tàu chiến của Mỹ lên tới con số 300 trong năm 2034. 

Đây là một trong lý do khiến Mizokami cho rằng, Mỹ có thể sẽ tiếp tục vị thế thống trị đại dương trong năm nhiều năm tới. 

Nga 

Nhập mô tả ảnh

Hạm đội tàu ngầm tên lửa đạn đạo của Nga sẽ có tác động lớn đến vị thế của Matxcơva trong cuộc chiến trên biển cũng như bức tranh toàn cục.

“8 tàu ngầm Borei đóng vai trò xương sống của lực lượng hạt nhân chiến lược Nga sẽ góp phần định hình hạm đội tàu ngầm đạn đạo lớn thứ hai trên thế giới”, nhà phân tích người Mỹ nhận định. 

Chuyên gia này cũng đề cập tới một loạt các “dự án thú vị” mà Nga đang phát triển trong đó có dự án siêu tàu sân bay lớp Shtorm, hay còn gọi là dự án 23000E được đánh giá là một trong những đối trọng mà tàu sân bay Ford của Mỹ phải dè chừng. 

Một dự án khác cũng khá được ông Mizokami lưu tâm là khu trục hạm lớp Lider. 

Trước đó, trong một bài viết trên tạp chí National Interest số ra ngày 3/6, 12 tàu khu trục lớp Lider, sản phẩm của liên hiệp các xí nghiệp đóng tàu Nga được đánh giá sẽ là một trong những đội tàu chiến mạnh nhất thế giới và vượt trội so với các tàu chiến Mỹ về kỹ thuật. 

Anh 

Nhập mô tả ảnh

Việc bổ sung thêm hai tàu sân bay mới cùng đội tàu ngầm tên lửa đạn đạo sẽ giúp Hải quân Anh ghi tên trong danh sách những lực lượng hải quân mạnh nhất thế giới trong hơn một thập kỷ tới, nhà phân tích này  nhận định. 

Theo ộng Mizokami, Hải quân Anh hiện đang sở hữu 19 tàu khu trục và tàu hộ vệ, 6 tàu khu trục phòng không Type 45. Bên cạnh đó, số lượng tàu ngầm tấn công hạt nhân vẫn sẽ giữ nguyên ở con số 7.

Chuyên gia người Mỹ cũng đề cập hạm đội mới của Anh gồm bốn tàu ngầm có thể mang tên lửa đạn đạo Successor, thay thế bốn tàu ngầm lớp Vanguard mang tên lửa Trident hiện nay. 

Trung Quốc 

Nhập mô tả ảnh

Ông James Fanell, cựu Giám đốc văn phòng thông tin tình báo hạm đội Thái Bình Dương dự đoán rằng, tới năm 2030, Lực lượng Hải quân giải phóng nhân dân Trung Quốc (PLAN) sẽ nắm giữ số lượng tàu chiến lớn nhất thế giới trong đó phải kể tới 99 tàu ngầm, 4 tàu sân bay, 102 tàu khu trục và tàu khu trục, 26 tàu hộ tống, 73 tàu đổ bộ và 111 tàu tên lửa.

Như vậy, Bắc Kinh sẽ có tổng cộng 415 tàu chiến, tức là gấp gần 1,5 lấn so với 309 số tàu chiến mà Mỹ sở hữu trong 15 năm tới. 

“Con số này sẽ khiến Trung Quốc nắm giữ một vị trí trong danh sách các lực lượng hải quân mạnh trên thế giới”, ông Mizokami nhận định. 

Tuy nhiên theo NI, con số này cũng sẽ đòi hỏi một sự gia tăng đáng kể trong ngân sách của PLAN. Đây cũng sẽ là một bài toán khó trong bối cảnh Bắc Kinh đang buộc phải giảm bớt mức tăng chi tiêu quân sự.

Theo VTCNews/Sputnik