Theo ghi nhận của Công ty Chứng khoán Sài Gòn (SSI), 10 tháng đầu năm 2019, Trung Quốc đứng thứ 2 cả về giá trị lẫn số lượng dự án FDI đăng ký mới, tương ứng là 2,1 tỷ USD và 541 dự án, tăng lần lượt 169% và 83%. Cùng kỳ 2018, Trung Quốc chỉ đứng thứ 5 về giá trị và thứ 3 về số lượng.
Thương chiến Mỹ Trung là một trong những lý do thúc đẩy dòng vốn FDI từ Trung Quốc vào Việt Nam, tuy nhiên, theo phân tích từ SSI, còn một nguyên nhân khác, đó là yếu tố môi trường môi trường.
Thương chiến Mỹ - Trung bắt đầu từ tháng 6/2018, tức 10 tháng cho đến giời gian hiện tại. SSI khẳng định đây khoảng thời gian quá ngắn để hiện thực hóa quyết địch dịch chuyển đầu tư do áp lực tăng thuế của Mỹ. “Các quy định ngày một khắt khe về môi trường tại Trung Quốc chắc chắn đã và đang tác động đến việc dịch chuyển sản xuất của các doanh nghiệp nước này sang các quốc gia lân cận.”
Trung Quốc vượt Nhật Bản và Singapore về giá trị đăng ký mới (Nguồn: Cục đàu tư nước ngoài; tổng hợp bởi SSI)
|
Nhiều dự án lớn của Trung Quốc được cấp giấy phép đầu tư trong 4 tháng đầu năm như Hóa chất dệt nhuộm Huanyu (60 triệu USD, cấp phép tháng 1), Lốp Advance (214 triệu USD, tháng 2), Lốp xe Radian toàn thép ACTR (280 triệu USD, tháng 4) đều là các nhà máy có nguy cơ ô nhiễm cao.
Trong bối cảnh đó, Bộ Chính trị Việt Nam cũng đã bắt đầu ban hành các chính sách quản lý nguồn vốn FDI, hạn chế các dự án ô nhiễm, chủ động sàng lọc thu hút các dự án FDI tốt cho Việt nam.
Hàn Quốc & Nhật Bản là những nhà đầu tư lớn nhất nhưng Trung Quốc & Hong Kong đang tăng tốc nhanh
Tổng giá trị FDI còn hiệu lực của Hàn Quốc và Nhật bản tính đến cuối tháng 10/2019 là 66 tỷ USD và 59 tỷ USD, bỏ xa Hong Kong 22.3 tỷ USD và Trung Quốc 15.8 tỷ USD.
Tuy vậy vốn FDI của Trung Quốc và Hong Kong lại đang tăng tốc nhanh.
Cụ thể, tăng trưởng giá trị FDI còn hiệu lực tính từ đầu năm đến cuối tháng 10/2019 của Hàn Quốc và Nhật bản là 6.5% và 3.3% . Trong khi đó tăng trưởng của Trung Quốc và Hong Kong là 18.5% và 12.7%.
Xét về số lượng, tổng số dự án còn hiệu lực của Hàn Quốc và Nhật Bản cũng đứng ở vị trí cao nhất, Trung Quốc và Hong Kong dù đứng sau nhưng tăng nhanh.
Tính từ đầu năm đến cuối tháng 10 năm 2019, số dự án từ Trung Quốc và Hong Kong tăng 24% và 7,6%.
Vốn FDI giảm nhưng tăng số lượng dự án thực chất
10 tháng đầu năm 2019, tổng dòng vốn FDI vào Việt Nam đạt 12.8 tỷ USD và 5.4 tỷ USD, giảm 8% và 10% so với cùng kỳ năm ngoái. Mặc dù giảm về giá trị nhưng về số lượng dự án FDI vẫn tăng.
Cụ thể số dự án FDI đăng ký mới và tăng vốn trong 10 tháng đầu năm đã tăng lần lượt 26% và 20%. Số lượng dự án tăng cao đi cùng với nhu cầu lao động, thuê mặt bằng và các dịch vụ logistic.
Trong đó, các dự án FDI quy mô lớn đều thuộc lĩnh vực chế biến chế tạo, ví dụ như dự án tăng vốn của LG Display tại Hải phòng có giá trị 410 triệu USD, dự án đăng ký mới của Goertek (Hongkong) tại Bắc Ninh sản xuất thiết bị điện tử có giá trị 260 triệu USD.
SSI nhận định việc FDI tập trung mạnh mẽ vào lĩnh vực chế biến chế tạo là dấu hiệu cho thấy vốn FDI vào Việt Nam dù dảm nhưng đi vào thực chất hơn.
Về dài hạn, thị trường vẫn đang tiểm ẩn nhiều nguy cơ khiến Việt Nam trở nên kém hấp dẫn hơn đối với dòng đầu tư ngoại, điển hình là sự gia tăng của giá đất và giá lao động.
Tình tình trạng tắc nghẽn lưu thông hàng hóa trên đường bộ và tại các bến cảng cũng sẽ khiến nhiều nhà đầu tư nản lòng. "Đây là một nghịch lý khi mà giải ngân đầu tư công chậm chạp thì tình trạng tắc nghẽn giao thông lại diễn ra ngày một phổ biến", SSI bình luận./.