Nghui thức long trọng này sẽ diễn ra trong hai ngày 30/4 và 1/5. Lễ thoái vị sẽ được tổ chức tại khu chính điện của Hoàng Cung vào lúc 17h ngày 30/4. Sau khi Thủ tướng Abe đọc lời chúc từ với tư cách là đại biểu của nhân dân, Nhật hoàng sẽ có lời phát biểu.
Những vật tượng trưng cho Hoàng vị là Kiếm, Bảo ngọc, Quốc ấn (Quốc tỉ) và Triện Thiên Hoàng sẽ được dâng lên hương án và Nhà vua và Hoàng hậu cũng sẽ cùng sẽ an tọa cùng thời gian. Tất cả có 338 người tham gia vào Lễ thoái vị bao gồm các Đại thần, Nội các chính phủ và quan chức địa phương (riêng Nội các là 169 người).
Nhật Hoàng Akihito (trong hình, chụp cùng Hoàng hậu Michiko) nói tuổi tác khiến ông khó thực hiện được các bổn phận của mình.
|
Lễ Tiếp truyền bảo vật Vua sẽ được tổ chức vào lức 10h30 sáng ngày 1/5 với nghi thức tiếp nhận Kiếm, Bảo ngọc, Quốc Ấn và Triện Hoàng đế. Nghi lễ này chỉ có 26 người tham gia bao gồm các đại thần và đại biểu Nội các Nhật Bản.
Cùng ngày 1/5, sau lễ Đăng quang, từ 11h10 là nghi thức Lễ Yết triều sau thoái vị. Tại Lễ này, Nhật hoàng mới, lấy niên hiệu Hoàng Lệnh Hòa, sẽ có lời bố cáo đầu tiên với tư cách là Nhật hoàng, sau đó là lời đáp từ của thần dân do Thủ tướng Abe phát biểu. Lễ đăng quang cũng có 338 khách tham gia với thành phần như Lễ thoái vị.
Ngoài lễ đăng quang và thoái vị, các nghi thức Lễ khác như Lễ tuyên bố đăng quang trong và ngoài nước dự kiến sẽ diễn ra vào 22/10. Các nghi Lễ chúc mừng được phân ra làm 4 phần, bắt đầu từ cuối tháng 10 cũng sẽ được diễn ra. Ngoài các nguyên thủ của 195 nước có quan hệ ngoại giao với Nhật Bản, các Đại sứ các nước tại Nhật Bản cũng sẽ được mời tham gia vào 1 số nghi thức Lễ.
Điều đặc biệt là trong Lễ Thoái vị và Đăng quang, các nữ Hoàng tộc không được tham gia vì quy định hạn chế chỉ có Nam đã trưởng thành được tham gia, ngoại trừ Hoàng hậu mới và Công chúa. Dự kiến 1 số nữ Bộ trưởng trong Nội các Nhật Bản cũng sẽ tham gia. Từ sau thời Đại chính (1912-1926), việc nữ tham gia vào những nghi thức quan trọng của Hoàng Gia Nhật Bản là không được cho phép.
Tân Thiên Naruhito (niên hiệu Hoàng Lệnh Hòa) chỉ có một con gái, không có con trai, nên theo luật, sẽ nhường ngôi cho em trai là Fumihito, sinh năm 1968 và ông này sẽ nhường ngôi cho con trai là Hisahito, sinh năm 2006.
Trong lịch sử Nhật, trước đây từng có 8 bà làm Thiên Hoàng 10 đời (vì có 2 bà thoái vị rồi lại lên ngôi), nhưng từ thời Minh Trị quy định chỉ có phái nam lên làm Thiên Hoàng.
|
Trong lịch sử Nhật, trước đây từng có 8 bà làm Thiên Hoàng 10 đời (vì có 2 bà thoái vị rồi lại lên ngôi), nhưng từ thời Minh Trị quy định chỉ có phái nam lên làm Thiên Hoàng. Con gái lấy chồng người thường thì cũng thành thường dân, Hoàng Tộc chỉ tính tới con cháu chứ không tính chắt.
Theo Quy Luật Hoàng Gia (gọi là Điển Phạm) Thiên Hoàng qua đời thì người kế vị mới đăng quang. Nhưng Thiên Hoàng Akihito, sinh năm 1933, hiệu là Bình Thành (平成, tiếng Nhật là Heisei, nghĩa là thành hòa bình), nay là năm thứ 31, vì mang nhiều bệnh và tuổi già muốn thoái vị sớm vì nếu tại sẽ sẽ phải tham dự khoảng 120 sự kiện lớn trong một năm.
Tuy sau Thế Chiến Thứ 2, Thiên Hoàng Chỉ giữ vai trò tượng trưng như thời Sứ Quân (trước năm 1869, thời Minh Trị năm thứ 1) lấn quyền Thiên Hoàng, nhưng cũng rất quan trọng vì giá trị tinh thần, văn hóa, lịch sử độc đáo, lâu dài.