Nga tung hoành Syria, thử nghiệm dàn vũ khí khủng

VietTimes -- Tướng Ben Hodges, tư lệnh quân đội Mỹ ở châu Âu mới đây đã chỉ trích chiến dịch quân sự của Nga ở Syria và cho rằng đó là cơ hội để Nga luyện tập bắn đạn thật, và thử nghiệm các loại vũ khí tối tân, Warisboring phân tích.
Chiến đấu cơ Su-35S cũng được Nga triển khai tại chiến trường Syria nhằm đề phòng bất trắc
Chiến đấu cơ Su-35S cũng được Nga triển khai tại chiến trường Syria nhằm đề phòng bất trắc

Tuyên bố của tướng Hodges được đưa ra trong bối cảnh Nga thông báo hơn 150 vũ khí của kho vũ khí nước này đang được đem ra chiến đấu. “Trong chiến dịch ở Syria, 162 vũ khí tiên tiến và được nâng cấp của Nga đã được thử nghiệm trong điều kiện chiến đấu. Và chúng đã hoạt động rất hiệu quả”, bộ trưởng quốc phòng Sergey Shoigu cho biết hôm 22/12.

Ông Shoigu cũng bổ sung thêm rằng các hoạt động của Nga đã để lộ những sai sót trong 10 hệ thống vốn không thể hiện được trong phạm vi thử nghiệm. Bên cạnh đó,  quân đội Nga, theo như đánh giá của ông Shoigu đều phấn khởi trước hiệu quả hoạt động chiến đấu của các vũ khí trong thực tế chiến trường.

Quân đội Nga cũng không bác bỏ bất kỳ tuyên bố của ông Hodges và thực sự còn nhấn mạnh vào những tuyên bố đó. Chiến dịch của điện Kremlin còn “hiệu quả đối với quân đội Nga hơn cả các cuộc diễn tập”, ông Putin đã nói như vậy sau đợt rút quân khỏi Syria vào giữa tháng 3/2016.

Quan trọng hơn là ở Syria hiện nay, Matxcơva chỉ đang hành động theo xu hướng đã xuất hiện từ lâu.

Kể từ khi Nga khởi động chiến dịch ở Syria vào ngày 30/9/2015, báo chí Nga đã viết về những hệ thống vũ khí mới, phần nhiều trong số đó chưa từng được sử dụng trong chiến dịch. Video về các tên lửa hành trình Kalibr và Kh-101, bề ngoài là được phóng nhằm vào lực lượng khủng bố ở Syria đã trở thành tâm điểm truyền thông.

Máy bay trinh sát, cảnh báo sớm của Nga tham chiến tại Syria
Máy bay trinh sát, cảnh báo sớm của Nga tham chiến tại Syria
Chiến đấu cơ Su-30SM hộ tống máy bay ném bom chiến lược TU-160 Nga tham chiến tại Syria
Chiến đấu cơ Su-30SM hộ tống máy bay ném bom chiến lược TU-160 Nga tham chiến tại Syria
Máy bay ném bom chiến lược Tu-22M3 mang tên lửa hành trình tầm xa Kh-22 tấn công mục tiêu khủng bố tại Syria
Máy bay ném bom chiến lược Tu-22M3 mang tên lửa hành trình tầm xa Kh-22 tấn công mục tiêu khủng bố tại Syria

Một sĩ quan Israel đã quan sát tình hình và cho rằng Syria đã trở thành nơi thử nghiệm quân sự để quân đội nước ngoài thử nghiệm các vũ khí mới trong điều kiện thực chiến. “Người có thể kiểm tra hệ thống vũ khí và thử nghiệm các học thuyết. Người Nga đặt biệt đã thử nghiệm tất cả những gì họ có”, vị này nói.

Ngoài tên lửa hành trình tầm xa Kalibr và và chiến đấu cơ Su-34 Fullbacks, Nga đã xem cuộc chiến Syria như một cơ hội để triển khai tàu sân bay Đô đốc Kuznetsov. Chiếc tàu sân bay này đáng tiếc đã mất hai máy bay ném bom trong các sự cố hạ cánh.

Trong một số dịp, các máy bay ném bom chiến lược tầm xa Tu-160 Blackjack mà các phi hành đoàn Nga chưa bao giờ bay chiến đấu trước đây đã phóng các tên lửa hành trình, tấn công vào các mục tiêu ở Syria. Những nhiệm vụ này nhằm thể hiện tầm bắn và hiệu năng chiến đấu của vũ khí Nga.

Theo Warisboring, các hoạt động của Nga ở Syria cho thấy Mátxcơva đã nhìn ra một cơ hội hoàn hảo để thử nghiệm vũ khí mới trong điều kiện chiến tranh thực tế.

Nhìn chung, quân đội các nước trên thế giới nhận đều công nhận rằng thực chiến là cách duy nhất đánh giá được chính xác khả năng của họ.

Sự hậu thuẫn của Mỹ cho Israel trong gần bốn thập kỷ đã cho phép Mỹ xem xét liệu vũ khí của Mỹ đấu lại vũ khí Nga ủng hộ cho đối thủ Arab của Israel trong thực tế chiến đấu sẽ ra sao. Trong khuôn khổ chiến dịch Mole Cricket 19 diễn ra vào mùa hè năm 1982, máy bay chiến đấu F-15 và F-16 của Israel đã thể hiện giá trị khi bắn rơi hơn 80 máy bay chiến đấu của Syria bay qua Vịnh Beqaa của Lebanon mà không chịu thiệt hại đáng kể.

Các chiến đấu cơ Phantom II F-14 của Mỹ đã khiến điều này hoàn toàn khả thi với những cuộc tấn công vô hiệu hóa các tên lửa đất đối không do Nga cung cấp cho Syria triển khai rải rác trên các quả đồi ở khu vực cằn cỗi. Chiến dịch Mole Cricker 19 đã chứng minh rằng sức mạnh không quân phương tây có thể phá hủy hoàn toàn mạng lưới phòng không kiểu của Liên Xô mà hầu như không bị thiệt hại (ở đây chủ yếu là do kỹ năng chiến đấu yếu kém của các binh sĩ Syria).

Những hoạt động sau đó của Israel ở Li-băng và ba cuộc chiến ở dải Gaza cũng là những cuộc thử nghiệm chiến đấu trực tiếp đối với vũ khí của Mỹ.

Trận chiến Aleppo kết thúc thắng lợi với sự hỗ trợ đắc lực của Nga
Cục diện chiến trường Syria đã đảo ngược hoàn toàn chỉ sau một năm với chiến dịch của Nga
Lần đầu tiên Nga nhiều lần tiến hành tấn công các mục tiêu tại Syria bằng tên lửa hành trình tầm xa phóng từ tàu ngầm, chiến hạm mặt nước
Lần đầu tiên Nga nhiều lần tiến hành tấn công các mục tiêu tại Syria bằng tên lửa hành trình tầm xa Kalibr phóng từ tàu ngầm và chiến hạm mặt nước

Cuộc chiến tranh vùng Vịnh năm 1991 là chiến dịch lớn đầu tiên của quân đội Mỹ kể từ sau chiến tranh Việt Nam và đó là cơ hội tốt để thử nghiệm học thuyết và vũ khí chống lại đối thủ được trang bị vũ khí của Liên Xô. Trong khi Lầu Năm Góc đã xây dựng được một đội quân hùng mạnh và tiên tiến về kỹ thuật trong kỷ nguyên của Reagan, Mỹ vẫn không thể hoàn toàn tự tin vào năng lực quân đội sẽ giành được chiến thắng nhanh chóng trước một đối thủ truyền thống với số lượng quân khổng lồ.

“Báo chí đã nói với chúng ta rằng các tướng lĩnh của chúng ta không xuất sắc, công nghệ của chúng ta không hiệu quả và những binh sĩ trẻ của chúng ta không thiện chiến”, Charles Horner, tư lệnh Không đoàn số 9 của Mỹ trong Chiến tranh vùng Vịnh trả lời trong một cuộc phỏng vấn với PBS. “Hiện nay chúng ta không tin điều đó, nhưng chúng ta lo lắng về nó, vì nó đã thấm vào tâm lý quốc gia, Việt Nam là bóng ma luôn ám ảnh chúng ta”, tướng Horner thừa nhận.

“Một cuộc xung đột với Iraq sẽ đặt học thuyết về chất lượng chiến thắng số lượng của Mỹ ở cuối Chiến tranh lạnh vào một cuộc kiểm tra cuối cùng,” nhà phân tích Michael Knights viết trong cuốn Cradle of Conflict (Nguồn gốc xung đột).

Cuối cùng điều đó đã thành công và liên minh do Mỹ dẫn đầu đã tàn sát nhiều lực lượng Iraq trên chiến trường. Cuộc xung đột là một môi trường thuận lợi cho Mỹ xem xét liệu quân đội và hệ thống vũ khí từ tên lửa Tomahawk đến máy bay tàng hình có radar F-117 có trụ được lần kiểm nghiệm cuối cùng trong điều kiện thực chiến hay không.

Kể từ năm 2015, Matxcơva đã làm điều tương tự với máy bay, tên lửa và chiến hạm trên chiến trường Syria. Quân đội Nga có thể rút ra hàng loạt bài học từ lần huấn luyện thực tế này.