Truyền thông thế giới đã đăng tải những hình ảnh máy bay trực thăng tấn công Mi-28 và KA-52 xuất hiện trong căn cứ quân sự chỉ trong vòng 24 giờ qua. Có nhiều lý do vì sao Kremlin tăng cường máy bay trực thăng chiến đấu khi đưa các máy bay ném bom chiến thuật và cường kích chiến trường trở về.
Trong suốt gần 6 tháng quân đội Nga trong cuộc xung đột Syria sử dụng chủ yếu là các máy bay trực thăng tấn công Mi-24 Hind. Đó là các máy bay trực thăng đã được nâng cấp và hiện đại hóa Mi-24P nhưng cũng đã lỗi thời. Điện Kremlin quyết định sử dụng các máy bay này trong cuộc xung đột trong khi vẫn giữ các máy bay trực thăng tấn công tiên tiến hơn Mi-28 Havoc và Ka-52 Alligator tại Nga. Rút lực lượng không quân chiến thuật phản lực, những chiếc trực thăng tiên tiến này được đưa đến Syria.
Video dưới đây cho thấy khi các đơn vị không quân chiến thuật Nga đóng gói lên và rời khỏi căn cứ, Mi-28 đã bay tuần thám xung quanh căn cứ.
Việc đưa các máy bay trực thăng tấn công tiên tiến nhất của Nga đến Syria nhằm hiện thực hóa một số mục đích sau:
Một nhiệm vụ quan trọng được giao cho máy bay trực thăng chiến đấu Nga ở Syria. Điện Kremlin tuyên bố sẽ giữ lại một lực lượng để bảo vệ các căn cứ quân sự an toàn. Điều này có thể được hiểu là thực hiện nhiệm vụ chiến đấu xung quanh khu vực trong tầm bay để giữ một vùng đệm an ninh quanh căn cứ. Máy bay trực thăng chiến đấu đa nhiệm là phương tiện tác chiến hiệu quả để thực hiện sứ mệnh tuần tra, cảnh giới và tấn công bộ binh trên mặt đất.
Thực tế cho thấy việc đưa một phương tiện vận tải đường không để vận chuyển cơ sở vật chất và máy bay trực thăng là môt lãng phí quá lớn. Thay vào đó, Nga có thể lấp đầy hầm hàng của máy bay vận tải khi chuyên chở cơ sở vật chất đi cùng với các máy bay chiến đấu của Nga về nước và quay trở lại sân bay với các máy bay trực thăng mới trong chặng đầu tiên của cầu hàng không vận tải Nga – Syria. Sau đó là quá trình quay vòng luân phiên các máy bay trực thăng đã hoạt động trên chiến trường từ sáu tháng tháng trở lên có ý nghĩa tối ưu hóa về kinh tế và hậu cần.
Nhiệm vụ bảo vệ căn cứ quân sự lớn trong vùng chiến sự, hoặc gần một khu vực chiến tranh sẽ bớt nguy hiểm hơn khi phát hiện sớm và tiêu diệt, tiêu hao sinh lực đối phương khi tiếp cận khu vực căn cứ. Máy bay trực thăng tấn công đa nhiệm được trang bị cho các hoạt động tác chiến ban đêm, có thể thực hiện hiệu quả nhiệm vụ tuần tra canh gác và phòng thủ bảo vệ căn cứ.
Máy bay trực thăng tấn công Mi-28 và Ka 52 có hệ thống quan sát quang điện tử - ảnh nhiệt tiên tiến nhất hiện nay, có thể phát hiện được các mục tiêu ở khoảng cách xa, trong điều kiện có nhiều vật chướng ngại che khấn, đồng thời máy bay trực thăng chiến đấu còn có những lợi thế khác mà máy bay cường kích chiến trường không có, ví dụ như quan sát chi tiết địa hình, phát hiện những mục tiêu nhỏ lẻ và tấn công tầm gần, truy đuổi và tiêu diệt mục tiêu cơ động.
Các máy bay trực thăng chiến đấu là những vũ khí quan trọng hiện nay của Nga và hệ thống vũ khí trong tương lai. Tương tự như nhiều loại vũ khí, trang thiết bị quân sự khác của Nga, những loại vũ khí này được quyền xuất khẩu. Nga sử dụng cuộc chiến chống khủng bố ở Syria như một chương trình triển lãm vũ khí quân dụng trên thực tế chiến trường đồng thời kiểm tra thử nghiệm các loại vũ khí trang bị giành cho xuất khẩu.
Đây là một thành phần quan trọng trong toàn bộ chiến dịch chống khủng bố ở Syria. Sau khi tất cả các loại vũ khí trang thiết bị phản lực giành cho xuất khẩu như Su – 30SM, Su – 34, Su-35S đã được rút ra khỏi chương trình biểu diễn, bây giờ đến lượt các trực thăng chiến đấu Havoc và Alligator.
Chiến đấu trong điều kiện sa mạc gò đồi trống trải nhưng phức tạp, hoạt động tác chiến ban đêm, nếu so sánh với các máy bay chiến đấu phản lực, rõ ràng trực thăng có lợi thế hơn nhiều. Mi-28 Havoc và Ka-52 Alligator đều là những phương tiện tác chiến có ưu thế tấn công mặt đất cả với các mục tiêu nhỏ lẻ như con người, xe cơ giới gắn súng máy, xe thiết giáp. Các trực thăng chiến đấu tiên tiến này đều có thể hoạt động tầm thấp, tốc độ chậm và có khả năng đánh đêm, là phương tiện hỏa lực đi cùng tối ưu nhất của bộ binh.
Cuối cùng, có thể là nguy cơ hiện diện ngày càng tăng tiềm năng của tên lửa phòng không MANPAD trong cuộc xung đột Syria.
Không có loại nào trong số các máy bay phản lực của Nga trong cuộc chiến ở Syria được trang bị hệ thống phòng thủ hiện đại chống lại các tổ hợp tên lửa phòng không cá nhân cơ động (MANPADS). Hiện nay, sau khi có nghi ngờ cho rằng tên lửa phòng không MANPAD đã bắn rơi một máy bay MiG-21 của Syria, đồng thời bộ trưởng bộ ngoại giao Ả rập Xê út tuyên bố sẽ cung cấp tên lửa phòng không MANPAD cho lực lượng đối lập để tạo ra đối trọng với lực lượng không quân, Nga quyết định nhanh chóng rút máy bay chiến đấu thông thường ra khỏi vùng chiến sự.
Những máy bay trực thăng chiến đấu tiên tiến đều được trang bị hệ thống tác chiến điện tử, cho phép phát hiện tên lửa phòng không vác vai và thực hiện các hoạt động tác chiến hồng ngoại. Do đó nguy cơ đe dọa từ các tổ hợp tên lửa phòng không MANPAD sẽ giảm thiểu đáng kể.
Sự tham gia của không quân Nga tại Syria có thể sẽ thu hẹp hơn, nhưng chiến dịch không kích chống khủng bố vẫn chưa kết thúc.