Nga đã điều động siêu tiêm kích Su-35S sang tham chiến tại chiến trường Syria |
Động thái trên cho phép Nga kiểm soát một khu vực rộng lớn ở biên giới phía tây Syria giáp Thổ Nhĩ Kỳ, làm dấy lên câu hỏi các nhóm đối lập đồng minh được Mỹ hậu thuẫn bên trong Syria đáng tin cậy ra sao.
“Nga đã lợi dụng ba tuần gần đây để chiếm đoạt các vị trí”, một quan chức Mỹ cáo buộc. Động thái trên hiện dẫn tới tình trạng ngờ vực tổng thể về Nga trong ngắn hạn và đặt ra câu hỏi trong chính quyền Mỹ về việc liệu Moscow có tuân thủ hoàn toàn thỏa thuận ngừng bắn hay không.
Một dấu hiệu đáng lo ngại quan trọng khác được đưa ra trong phát biểu của Ngoại trưởng Anh Philip Hammond trước quốc hội: “Những gì chúng ta chứng kiến trong những tuần qua là những bằng chứng gây bất ổn về sự hợp tác giữa lực lượng người Kurd Syria, chế độ Syria và lực lượng không quân Nga, khiến chúng tôi khó mà phân biệt được vai trò của người Kurd trong tất cả câu chuyện này”.
Giới chức Mỹ cho biết họ đang theo dõi sát các dấu hiệu về việc người Nga không chỉ tham gia hỗ trợ lực lượng người Kurd ở phía tây, mà còn giúp đỡ cả các nhóm người Kurd ở phía đông Syria, vốn cũng được Mỹ hậu thuẫn trong cuộc chiến chống IS. Hiện sự hậu thuẫn trên vẫn tiếp tục chừng nào người Kurd còn chiến đấu chống IS.
Tình báo Mỹ cho biết, người Kurd ở Afrin đang làm việc với Nga để tấn công các nhóm đối lập ôn hòa được Mỹ hậu thuẫn, hai quan chức Mỹ nói với kênh CNN.
Trong khi các nhóm người Kurd này tấn công về phía đông, các nhóm người Kurd khác tiến về hướng tây. Kết quả là tất cả họ đã tiến sát đến tình trạng có thể kiểm soát biên giới trong vài tuần sắp tới. Trong khi cắt đứt đường tiếp tế cho IS từ Thổ Nhĩ Kỳ vào Syria, lực lượng Kurd cũng cắt luôn tuyến đường từ Aleppo hiện đang bị vây hãm khiến dân thường không thể chạy thoát về phía bắc.
Tất cả thực tế trên làm dấy lên câu hỏi với Nhà Trắng về việc chuyện gì sẽ xảy ra nếu như lệnh ngừng bắn thất bại do sự thiếu ủng hộ của Nga.
Mỹ sẽ không thể ngừng hỗ trợ người Kurd chống IS hoặc cố gắng lật đổ tổng thống Bashar al-Assad. Nhưng Mỹ có thể tăng cường các biện pháp trừng phạt nhằm vào Nga cũng như thông tin nhiều hơn về việc Nga không kích dân thường, giới chức Mỹ dự liệu.
Giới chức Mỹ nói một trong trong những lý do khiến ý tưởng về “kế hoạch b” đang được thảo luận trong chính quyền Mỹ là mối nghi ngờ trong lãnh đạo Lầu Năm Góc, bao gồm bộ trưởng quốc phòng Ash Carter và chủ tịch hội đồng tham mưu trưởng liên quân Joseph Dunford, rằng Nga sẽ nhanh chóng thực thi đầy đủ lệnh ngừng bắn.
Theo quan chức Mỹ, bằng chứng là việc Nga gần đây tăng cường các vị trí quân sự và ảnh hưởng tại thị trấn then chốt như Qamishli dọc biên giới Thổ Nhĩ Kỳ cũng như các thị trấn khác ở phía tây nam Raqqa.
Trước các động thái của Nga, giới chức Mỹ Mỹ lo ngại các nước khác có thể sẽ thúc đẩy các lựa chọn quân sự của mình nhằm hậu thuẫn các nhóm phiến quân.
Đặc biệt, giới chức Mỹ nói họ phản đối kịch liệt khả năng đồng minh Vùng Vịnh như Saudi Arabia chuyển giao các tên lửa phòng không vác vai cho cá nhóm phiến quân, bởi lẽ việc này không chỉ leo thang thù địch, mà những vũ khí này có thể sẽ vượt qua biên giới sang Thổ Nhĩ Kỳ, gây ra đe dọa lớn cho hàng không châu Âu.