(tiếp theo kỳ trước)
Nga quyết đấu tại Syria, giành lại thế siêu cường
Thổ Nhĩ Kỳ đã làm ngơ cho các nước Hồi giáo dòng Sunni trong khu vực hào phóng tài trợ và cung cấp vũ khí cho nhóm phiến quân Qaidat al-Jihad và các nhóm phiến quân Syria, gây ra các cuộc tấn công lớn chống lại quân đội Syria và khiến quân đội Syria bị cầm chân trong khu vực hạn chế, chủ yếu là xung quanh Aleppo.
Ngay khi Nga và các đồng minh thúc đẩy các lực lượng tiến về phía các lãnh thổ do IS chiếm giữ ở al-Tabqa, các chiến binh thánh chiến và phiến quân tấn công thành Homs và miền nam Aleppo, buộc Damacus phải huy động tất cả lực lượng cùng tham gia vào mặt trận đó để bảo vệ các vị trí trọng yếu khỏi bị tấn công.
Gần đây, các chiến binh thánh chiến và phiến quân đã tiến hành hai cuộc tấn công lớn ở Aleppo dưới danh nghĩa “phá vòng vây” ở phía đông thành phố. Hai cuộc tấn công mang tên “Aleppo Epic Battle” và “Abu Omar Saraqeb” đã gây ra cuộc chiến kéo dài hàng tháng trời giữa các cả vạn phiến quân với hơn 25.000 lính quân đội Syria và gần 8.500 lính của các lực lượng đồng minh (dân quân Iraq, cố vấn Iran, dân quân Afganistan và Pakistan).
Ngoài ra, lực lượng Hezbollah của Li-băng cũng phái 2.500 lính của lực lượng Ridwan đến tham chiến tại Aleppo. Hai cuộc tấn công phá vây đã không đạt được các mục tiêu ở Syria nhưng lại thành công trong việc kéo dài thời gian đủ cho Thổ Nhĩ Kỳ chiếm được ưu thế ở al-Bab và khiến quân đội Syria không còn đủ binh lực để dàn quân vào nhiều mặt trận cùng lúc như vậy.
Damacus không đồng ý với nhận thức của Nga và Thổ Nhĩ Kỳ về Jarablus vì Syria không tin lãnh đạo Thổ Nhĩ Kỳ và vẫn muốn giữ quan hệ tốt đẹp với người Kurd. Matxcơva lại không bao giờ đồng ý với Thổ Nhĩ Kỳ tăng cường sự hiện diện quân sự để kiểm soát tam giác Jarablus-Manbij-al-Bab hay thm chí đưa quân đến Raqqah.
Sự hiện diện của lực lượng Thổ Nhĩ Kỳ ở cửa ngõ al-Bab đã là một mối đe dọa chiến lược với quân đội Syria đóng ở Aleppo từ cửa ngõ phía đông. Sự có mặt của quân đội Thổ Nhĩ Kỳ và lực lượng ủy thác của họ cách al-Bab 2 km khiến người ta hiểu rằng IS sẽ có cơ hội rút quân khỏi thành phố này mà không phải chiến đấu, đó cũng là tình hình ở Jarablus. Ankara đang cố gắng ám chỉ rằng mục đích của lực lượng này tiến vào al-Baba là để ngăn chặn việc thành lập liên bang người Kurd.
Tuy nhiên, cả Syria lẫn Nga đều sẽ không chịu để Thổ Nhĩ Kỳ kiểm soát al-Bab. Nga đã triển khai các chiến đấu cơ Su-24M2, triển khai các hệ thống tên lửa phòng không S-300 và S-400, đồng thời khuyến khích tổng thống Syria áp đặt những luật mới và lằn ranh đỏ đối với Thổ Nhĩ Kỳ lần đầu tiên kể từ khi thành lập hai nước.
Một phi đội Syria có lực lượng hộ tống đã bất ngờ tập kích đội quân Thổ Nhĩ Kỳ ở cửa ngõ al-Bab vào sáng 24/11/2016 và giết chết ba lính Thổ Nhĩ Kỳ. Lực lượng Nga được đặt trong tình trạng báo động và sẵn sàng phóng tên lửa trong trường hợp Thổ Nhĩ Kỳ có bất kỳ phản ứng nào.
Đây là lần đối đầu thứ hai của Syria và Thổ Nhĩ Kỳ kể từ tháng trước. Lần đầu tiên diễn ra ở biên giới hai nước khi hai chiến đấu cơ F-16 xâm nhập vào không phận Syria. Hai máy bay này đã gặp phải bốn chiếc MiG, những máy bay này đã khóa tên lửa vào máy bay của Thổ Nhĩ Kỳ. Radar của F-16 thông báo cho phi công, họ nhận được hướng dẫn quay trở lại căn cứ. Đây là lần đầu tiên Syria thực thi áp đặt chủ quyền trên không phận. Nga sẽ không dung thứ cho bất kỳ hành động xâm phạm nào hơn nữa và F-16 của Thổ Nhĩ Kỳ đã không còn tự tung tự tác trên bầu trời Syria như trước nữa.
Elijah nhận định, đó chính xác là điều mà tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump muốn nói khi tuyên bố ông không có ý định chiến đấu với Assad, vì điều này có nghĩa Mỹ phải đối đầu với ông Putin, người quyết tâm muốn duy trì đất nước Syria thống nhất và bảo vệ chế độ Syria hiện nay.
Tờ báo nêu rõ, khi tấn công lính Thổ Nhĩ Kỳ ở lãnh thổ Syria, Damacus không kích động Ankara vì Syria không bao giờ cho phép nước ngoài được điều động quân đội đến lãnh thổ Syria. Hệ quả là ý tưởng Thổ Nhĩ Kỳ thúc quân hướng về thành trì Raqqah của IS không còn là việc dễ dàng, vì Damacus và Matxcơva đều chưa tuyên bố điều chốt hạ với Thổ Nhĩ Kỳ và Mỹ.
Theo Elijah, kể từ khi ông Donald Trump cho biết không có ý định châm ngòi chiến tranh hạt nhân hay chiến tranh thế giới thứ ba, ý đồ chia tách miền bắc Syria trở nên xa vời với các thế lực can thiệp vào cuộc nội chiến Syria. Do đó, tương lai của Syria sẽ phụ thuộc vào nhận thức của các ông Putin và Trump ảnh hưởng tới các bên liên quan thế nào.
Tờ báo đánh giá, chưa bao giờ tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ lại yếu ớt đến thế trong việc trả đũa Syria và Iraq. Ông Erdogan đã thất bại trong ý đồ tham gia vào việc tấn chiếm thành trì Mosul của nhóm khủng bố Nhà nước Hồi giáo tại Iraq, thậm chí là thành phố nhỏ Talafar. Hiện nay Erdogan cũng không thể hóa hiện thực hóa giấc mơ sáp nhập Aleppo và lực lượng Thổ Nhĩ Kỳ bị chặn đứng tại al-Bab.
Nếu Erdogan liều lĩnh tiến quân về “thủ đô” Raqqa của IS, Thổ Nhĩ Kỳ sẽ đối mặt với nguy cơ cực lớn: Đối đầu với siêu cường quân sự Nga.