Với việc kết thúc Chiến Tranh Lạnh và sự sụp đổ của Liên Xô, Mỹ đã có bước đi để trám vào lỗ hổng an ninh trong đất Liên Xô cũ. Mỹ đang đưa các nước trước đây thuộc khối Vác-sa-va và những nước cộng hòa từng thuộc Liên Xô vào Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương NATO và đã công khai ý định mở rộng liên minh sang phía đông. Các cơ quan viện trợ và những tổ chức phi chính phủ cung cấp những hỗ trợ về tài chính và chính trị cho những yếu tố tại Nga được gọi là "các xứ láng giềng sân sau" (những nước cộng hòa mới tách ra từ Liên Xô cũ) không muốn đi theo sự lãnh đạo của Nga.
Ai đó có thể tranh luận rằng những ý định của Mỹ là cao thượng. Các quan chức Mỹ e ngại nếu đất nước họ quay lưng lại với Đông Âu thì Nga sẽ lại đưa các nước này về tình trạng xáo trộn hậu Chiến Tranh Lạnh và lại duy trì quân đội tại những nơi trước đây là bộ phận lãnh thổ cũ của họ. Gần 30 năm sau, Nga hầu như đã khôi phục lại từ tình trạng suy thoái kinh tế thời hậu Liên Xô và đang tìm cách để tái thiết lập các cơ chế an ninh truyền thống của nước này tại châu Âu.
Mỹ và phương Tây đã hứa với Liên Xô rằng NATO sẽ không mở rộng 1-inch về phía Đông.
|
Người ta cho rằng những nỗ lực của Mỹ để giữ hòa bình trong không gian hậu Liên Xô là một thất bại. Hiện tại, các quan chức Mỹ đang tìm cách bù đắp thiếu sót của họ bằng cách can thiệp nhiều hơn vào khu vực bằng cách trừng phạt kinh tế với Nga hoặc cung cấp vũ khí cho những nước láng giềng. Tuy nhiên, một số người tại Washington chứng minh rằng những thất bại xảy đến bởi Mỹ đã can thiệp quá nhiều vào "các xứ láng giềng sân sau" của Nga.
Một vài quan chức Mỹ nhận thấy các mối lo ngại về an ninh sẽ tăng lên tại Moscow nếu NATO mở rộng. Một vài người dứt khoát bỏ qua những lo ngại của Nga về "vòng vây NATO" bằng cách lập luận rằng Mỹ đã rút phần lớn quân đội trong những năm Chiến Tranh Lạnh khỏi châu Âu. Nhưng những suy nghĩ trên không tính đến những quan ngại khác của Kremlin. Trong khi rút đi đội quân quy ước, Mỹ cũng rút luôn khỏi Hiệp ước chống tên lửa đạn đạo ABM năm 2002 và cam kết sẽ thiết lập hệ thống phòng thủ tên lửa đạn đạo BMD tại châu Âu - điều có thể khiến Nga dễ bị tổn thương nếu xảy ra một cuộc chiến hạt nhân.
Chính lời hứa của phương Tây là tiền đề để ông Gorbachev đồng ý cho hai miền nước Đức thống nhất.
|
Sự mở rộng của liên minh về "các xứ láng giềng sân sau" của Nga đã tăng sức mạnh cho các yếu tố chống Nga nhất trong lịch sử khu vực như các nhóm cực hữu Ukraine, các nhà dân tộc chủ nghĩa Ba Lan và người hồi giáo vùng Balkan. Các nỗ lực thay đổi chế độ do Mỹ chỉ huy chống lại các chính phủ vùng Trung Đông tại Iraq, Libya và Syria đã gây nên lo ngại lớn với Nga khi Mỹ trao quyền cho các lực lượng thánh chiến và trong thời gian dài. Đế chế Nga và Liên Xô coi Đông Á nằm trong phạm vi ảnh hưởng của họ như giải thích của nhà sử học Anh quốc Christopher Andrew và điệp viên KGB đào ngũ Vasiliy Mitrokhin trong quyển sách "Thế giới đã đi theo con đường của chúng ta".
Nỗi lo sợ về sự can thiệp của nước ngoài là mối lo mang tính lịch sử tồn tại lâu dài với người Nga. Như George F. Kennan, cha đẻ của học thuyết ngăn chặn thời Chiến Tranh Lạnh đã viết trong bức điện tín dài nổi tiếng (8.000 chữ) cho Bộ Ngoại giao Mỹ: "Nguyên nhân cái nhìn cảm tính của Kremlin với những sự kiện thế giới là cảm giác mang tính truyền thống và bản năng của Nga về sự mất an toàn".
Hay như ông Benn Steil viết trên Tạp chí Chính sách Ngoại giao: "Dù phương Tây coi nỗi sợ bị xâm lăng của Nga là vô căn cứ, lịch sử đã cho các lãnh đạo Nga thấy rằng những ý định của nước ngoài có thói quen bị giấu đi và hay thay đổi. Mỗi thời kỳ lại nảy sinh một mối đe dọa hiện hữu mới - Sẽ luôn có một Napoleon hay một Hitler khác".
George Frost Kennan là cha đẻ của học thuyết ngăn chặn được Mỹ sử dụng làm chính sách để kiềm chế và ngăn chặn Liên Xô trong thời kỳ Chiến Tranh Lạnh. Tuy nhiên, sau này ông đã nói học thuyết ngăn chặn là sai lầm lớn nhất trong cuộc đời mình.
|
Nga có lịch sử tìm kiếm một vùng đệm để tự vệ khỏi sự xâm lăng của nước ngoài. Stalin muốn một vùng lãnh thổ từ Thổ Nhĩ Kỳ và Iran sau Thế chiến II bởi các nước này gần với Georgia, Azerbaijan và Armenia. Cả ông Stalin và Mikhail Gorbachev đều không chấp nhận một nước Đức thống nhất khiến cho nước này có thể xâm lược nước Nga lần thứ 2 trong thế kỷ 20 - Gorbachev cũng ủng hộ việc Nga can thiệp quân sự vào Georgia và Crimea. Sau Chiến Tranh Lạnh, Mỹ đã mở rộng NATO và phớt lờ tình trạng mất an ninh mang tính lịch sử của Nga được gây ra bởi sự bao vây của các lực lượng nước ngoài. Như ông Andrew và Mitrokhin lưu ý, điều này xảy đến khi lãnh thổ của nước Nga bị thu hẹp nhất kể từ thời Catherine Đại đế trị vì.
Những người từng thiết lập chính sách ngoại giao của Mỹ có hiểu biết về lịch sử Nga có thể thấy trước được những hậu quả của việc Mỹ can thiệp vào đất của Liên Xô cũ. Cố vấn của cựu tổng thống Mỹ Bill Clinton về mọi vấn đề Nga đã cảnh báo: "Một sự mở rộng NATO mà không có Nga sẽ không giúp ngăn chặn việc Nga đi ngược và đẩy mạnh sự bành trướng". Ông Kennan thì chứng tỏ rằng sự mở rộng của NATO sẽ "châm ngòi cho chủ nghĩa dân tộc và khuynh hướng chống phương Tây trong dư luận Nga", làm chậm lại tiến trình phát triển dân chủ ở Nga và có thể tạo ra Chiến Tranh Lạnh mới, đồng thời "đẩy chính sách ngoại giao của Nga về những hướng kiên quyết không thân Mỹ".
Tháng 9.2015, tổng thống Nga Putin đã quyết định can thiệp vào Syria để cứu chính quyền của ông Assad. Trung Đông là nơi mà Nga luôn coi là nơi nằm trong phạm vi ảnh hưởng của mình.
|
Trong khi cả Mikhail Gorbachev và Boris Yeltsin đầu chống lại việc mở rộng NATO, việc Mỹ can thiệp vào "các xứ láng giềng sân sau" cũng chắc chắn rằng hai ông không phải là kiểu lãnh đạo mà Washington muốn thực hiện các đàm phán trong tương lai với Moscow. Việc Liên Xô tan rã cũng làm giảm đi vai trò đội quân tiên phong của đế chế này - những người phục vụ trong lực lượng vũ trang, an ninh và tình báo. Sau khi đẩy lui nỗ lực hạ bệ ông Gorbachev vào tháng 8.1991, lực lượng an ninh bị "đẩy ra lề đường" cho tới khi Mỹ can thiệp vào đất của Liên Xô cũ đã cho họ một lý do để quay lại với quyền lực, một điểm mà hầu hết các nhà quan sát phương Tây đều bỏ lỡ.
Trong những tiết lộ chính về KGB, quyển Thanh Gươm và Tấm Khiên: các tài liệu của Thye Mitrokhin và lịch sử bí mật của KGB, hai ông Andrew và Mitrokhin đã quy sự hồi sinh của tầng lớp an ninh phần lớn do một nhân vật là Yevgeny Primakov. Là một cựu nhân viên KGB nghiên cứu văn hóa Ả rập, Primakov đứng đầu cơ quan tình báo đối ngoại của Nga SVR cho tới năm 1996 - khi ông "hất cẳng" ông Andrey Kozyrev một nhân vật thân phương Tây để trở thành bộ trưởng ngoại giao. Với quyền hạn trước đó của mình, ông Primakov đã viết một báo cáo năm 1993 chống lại việc mở rộng NATO coi đó là mối đe dọa với Nga và năm sau đó tiếp tục cảnh báo Mỹ không nên ngăn trở những nỗ lực của Nga để tái hợp nhất kinh tế và chính trị với những nước cộng hòa thuộc Liên Xô cũ.
Yevgeny Primakov từng là lãnh đạo SVR, làm thủ tướng Nga năm 1998-1999.
|
Ông Primakov rời SVR chuyển giao quyền lực cho ông Vyacheslav Trubnikov. SVR đưa ra các báo cáo cho tổng thống Yeltsin dựa trên quan điểm riêng của mình về các sự kiện thế giới và cung cấp những lựa chọn bổ sung về mặt chính sách. Là bộ trưởng ngoại giao, rõ ràng ông Primakov sẽ khiến ông Yeltsin chấp nhận những quan điểm này. Trong nhiệm kỳ của ông Trubnikov, SVR cũng "chìa cành ôliu" cho các chế độ như của ông Saddam Hussein tại Iraq và Slobodan Milosevic tại Yogoslavia mà lý do theo hai ông Andrew và Mitrokhin thì vì cơ quan này không muốn "bị tiêu diệt bởi phương Tây".
Vấn đề cố hữu về sự va chạm giữa 2 nền văn minh Đông - Tây trong giới an ninh không mất đi tại Kremlin sau khi ông Primakov bị thất sủng trong chính quyền của tổng thống Yeltsin vào năm 1999 (khi đó ông là thủ tướng). Tổng thống mới của nước Nga, Vladimir Putin đã cho thấy một thiện ý đáng kể để trở thành đối tác của phương Tây trong những vấn đề như chống chủ nghĩa khủng bố dù ông là một cựu điệp viên KGB.
Vẫn chưa rõ phạm vi mà ông Putin bao quát về quan điểm của giới an ninh (siloviki - nhà chính trị xuất thân từ giới quân sự hay an ninh trong nhiệm kỳ của mình) trong sự va chạm giữa hai nền văn minh - nhưng mọi sự ngờ vực của ông đều được đảm bảo bởi việc Mỹ chấp nhận cho Ba Lan, Hungary và Cộng hòa Séc gia nhập NATO và việc liên minh này đánh bom Yugoslavia. Cả hai sự kiện này đều xảy ra vào năm trước khi ông được bầu làm tổng thống.
Igor Sechin cũng là một siloviki, được coi là người đứng thứ 2 trong chính quyền Nga, hiện đang giữ chức CEO của tập đoàn Rosneft.
|
Trong lúc ông Putin lên làm tổng thống, siloviki - giới chính trị gia xuất thân từ an ninh hay quân đội có những vị trí chủ chốt mà Amy Knight gọi họ là "các bộ trưởng quyền lực", các cơ quan cảnh sát và an ninh của Nga. Thêm nữa, cựu điệp viên KGB Igor Sechin, thực tế là người quyền lực thứ 2 sau tổng thống Nga đã trở thành người đứng đầu tập đoàn dầu khí quốc gia Rosneft. Amy Knight cũng đưa ra một gương mặt khác trong giới siloviki, người đứng đầu Hội đồng An ninh Nga và là cựu sĩ quan KGB Nikolai Patrushev, Amy viết rằng giống như ông Putin, Patrushev nuôi dưỡng "sự ngờ vực lớn lao với phương Tây, thường lặp lại cáo buộc các chính phủ phương Tây có kế hoạch phá hoại sự ổn định chính trị của Nga".
Sự can thiệp của Mỹ chắc chắn sẽ chỉ củng cố thêm quan điểm về thế giới của các ông Putin, Patrushev và các siloviki khác và cách thông tin này lưu chuyển qua chính quyền của ông Putin chẳng có tác dụng gì ngoài việc thổi bùng lên một cuộc Chiến Tranh Lạnh mới. Theo cuốn "Sa hoàng mới" được viết bởi cựu phóng viên Thời báo New York Steven Lee Meyers thì máy tính trong văn phòng của ông Putin không có kết nối internet, và được thiết kế theo mục đích để ông có thể nhận thông tin chỉ từ những cố vấn ông tin tưởng nhất và rất nhiều trong số họ là siloviki.
Ông Putin cũng ưu ái một vài quan chức an ninh hơn những người khác. Theo Mark Galeotti, ông đã cô lập về mặt chính trị với SVR và tình báo quân đội, đảm bảo quyền ưu tiên thông tin của mình ở FSB - cơ quan mà ông và Patrushev từng cai quản và có rất nhiều thành viên chia sẻ quan điểm là phương Tây đang muốn bao vây và hạ gục nước Nga.
Nikolai Patrushev - tổng thư ký của Hội đồng An ninh Nga.
|
Tóm lại, việc mở rộng NATO, hỗ trợ những "cuộc cách mạng màu", thực hiện chiến tranh thay đổi chế độ tại Trung Đông đã gây ra những sự ngờ vực mang tính lịch sử của người Nga về sự can thiệp nước ngoài và thúc đẩy giới an ninh hiếu chiến - là những hành động khiêu khích mà Mỹ thực hiện khi hoàn toàn không có thông tin. Mối quan hệ Mỹ - Nga đang trong một ngõ cụt lịch sử mà bất cứ hành động can thiệp nào của phương Tây vào trong đất Liên Xô cũ hay những nỗ lực để trừng phạt Nga vì đã có can thiệp ở nước ngoài sẽ chỉ khẳng định quan điểm của giới siloviki rằng thực tế phương Tây có mưu đồ hạ gục Nga (với rất nhiều công chúng Nga chia sẻ quan niệm này).
Nga sẽ đáp trả bằng cách cắt đứt với phương Tây. Mỹ cần hiểu vai trò của mình trong việc giới an ninh Nga củng cố quyền lực và phải cân nhắc việc giảm sự hiện diện chính trị - quân sự trong những khu vực mà Nga vẫn coi là phạm vi ảnh hưởng của mình (bao gồm cả đất Liên Xô cũ và vùng Trung Đông). Thực thi điều này sẽ khôi phục lại những mối quan hệ của Washington với Moscow về một trạng thái tốt đẹp.