Nga “giương vuốt” ở Syria để răn đe Mỹ, NATO và “lập thuyết”

Đợt không kích bằng máy bay ném bom chiến lược là lời cảnh báo còn lớn hơn lời răn đe đơn thuần. Đó là dấu hiệu rằng Nga không chỉ muốn đứng trên cùng vị thế quân sự ngang bằng như Mỹ, mà còn hoàn toàn có ý định phát triển khả năng quân sự để thực hiện điều đó.
Máy bay ném bom chiến lược Tu-160 của Nga
Máy bay ném bom chiến lược Tu-160 của Nga

Vừa qua, chiến dịch quân sự của Nga đã có bước ngoặt mới với việc lần đầu tiên sử dụng cả 3 loại máy bay ném bom hạng nặng hiện đang phục vụ, bao gồm Tu-22M3 Backfire, Tu-160 Blackjack và Tu-95 Bear. Hai trong số 3 loại máy bay (chế tạo thời Xô viết) ném bom đã không đóng vai trò quan trọng trong bất kỳ chiến dịch quân sự nào kể từ thập niên 1980.

Hiện nay, tin mới không phải là chúng bay, hay thậm chí chính xác hơn là chúng đã thử nghiệm các loại vũ khí mới, mà là Nga rất có thể đang xác lập học thuyết quân sự mới của mình.

Trong khi các chiến thuật và chiến lược nằm ở chỗ quân đội nghĩ về cuộc chiến ra sao, học thuyết quân sự lại suy tư về các chiến thuật và chiến lược thế nào. Quân đội tiến hành các cuộc tập trậ vì vô số lý do, kể cả cảnh báo và huấn luyện và đôi khi một cuộc tập trận có thể được dùng để thử nghiệm hoặc kiểm tra học thuyết.

Trong khi các cuộc diễn tập không dữ dội, ngặt nghèo như các kinh nghiệm thực tế - nhiều việc trong chiến đấu luôn sai lầm do không được thực hành trước đó – những cuộc tập trận trên ít nhất cũng cho phép trải nghiệm.

Tuy nhiên, quân đội có thể học được nhiều kinh nghiệm trong thời chiến. Cuộc chiến Iraq chẳng hạn, là lý do quân đội Mỹ sau đó thông qua phương pháp tiếp cận trong chiến đấu khẩn cấp của tướng David Petraeus. Họ có được kinh nghiệm thực tế bằng cách phát hiện điều thực sự hiệu quả trên chiến trường trái ngược với nhưng gì sách vở khuyên dạy. Nhưng đó cũng là lý do tại sao chiến trường là địa điểm khủng khiếp để trải nghiệm.

Nếu trải nghiệm theo chiều hướng xấu, bạn sẽ phải trả giá. Nhưng một khi đó mọi thứ thuận lợi và bạn kết thúc với tình huống trong đó một cuộc chiến bỗng trở thành nơi thực địa huấn luyện. Ví dụ người Đức đã hoàn toàn đá đít nước Pháp trong Thế chiến thứ hai, mặc dù Đức và Pháp sử dụng các loại vũ khí gần như tương đương. Lý do người Đức thành công rực rỡ là bởi họ có học thuyết Blitzkrieg (Học thuyết "chiến tranh chớp nhoáng" Blitzkrieg là chiến thuật chiến tranh chớp nhoáng, hay đánh nhanh thắng nhanh của học thuyết quân sự Đức. Theo đó, hành động tấn công căn bản là dùng khối lượng xe tăng thật lớn với sự yểm hộ của phi cơ thọc sâu một cách táo bạo vào trung tâm của đối phương).

Dàn
Dàn "thú mỏ vịt" Su-34 của Nga

Và  không phải người Đức thành công với Blitzkrieg do nó quá sáng tạo và thông minh, mà là vì họ đã có cơ hội được thử nghiệm hình thái chiến tranh này trong cuộc nội chiến Tây Ban Nha.

Hiện nay, Mỹ đã trải qua một vài cuộc xung đột tồi tệ và một số rất thành công, hầu hết đều trở thành điểm huấn luyện chiến đấu. Mặc dù cuộc chiến Vùng Vịnh năm 1991 ban đầu được trông đợi là một cuộc chiến rất kinh khủng và ác liệt hơn thực tế đã diễn ra, nhìn lại thì thấy nó đã biến thành một cuộc diễn tập huấn luyện và xác lập giá trị nhiều học thuyết và ý tưởng về vai trò của đòn tấn công tầm xa, vũ khí chính xác và cái gọi là “cách mạng trong quân sự” (RMA) mà Mỹ vẫn đang vận dụng lâu nay.

Điều kỳ quặc là RMA lại bắt nguồn từ những ghi chép của nguyên soái Liên Xô Nikolai Ogarkov vào những năm 1970-1980. Liên Xô sụp đổ trước khi học thuyết này được áp dụng một cách đầy đủ, thậm chí nó được Mỹ mang về và vận dụng vào chiến tranh Vùng Vịnh. Việc xác lập giá trị của các ý tưởng RMA và ưu thế tuyệt đối của Mỹ cùng với học thuyết trên đã gây ra một cú sốc trong cộng đồng quân sự trên toàn thế giới. Năm 1992, tổng tham mưu trưởng quân đội Ấn Độ từng nói rằng, bài học chính các nước khác cần phải học nằm lòng là “Chớ gây lộn với Mỹ nếu không có vũ khí hạt nhân”.

Song nếu như đã có thành công với cách thức chiến đấu kinh hoàng như vậy, tại sao nó lại không được áp dụng rộng rãi hơn? Phải, chỉ một điều thôi, nó quá đắt đỏ và tốn kém nên chỉ có một vài nước có khả năng chi trả nổi. Điều thứ hai là thắng lợi áp đảo của Mỹ năm 1991 kết thúc đã ngăn chặn nhiều nước gạt bỏ ý tưởng về việc khởi động dạng chiến tranh quy ước quy mô lớn, nơi quân đội các nước khác có thể gặt hái kinh nghiệm áp dụng RMA.

Trong khi Nga chắc chắn đang học hỏi được rất nhiều và đang phát triển một số chiến thuật và chiến lược thực sự thông minh. Trước tiên là trong cuộc chiến ngắn ngủi tại Georgia năm 2008, rồi gần đây hơn là tại Ukraine năm 2014, điều khác biệt lần này là việc triển khai các máy bay ném bom tấn công tầm xa.

Phi đội máy bay ném bọm chiến lược tầm xa Tu-160 của Nga
Phi đội máy bay ném bọm chiến lược tầm xa Tu-160 của Nga

Chỉ có 3 quốc gia trên thế giới vận hành các loại máy bay ném bom hạng nặng như loại Nga sử dụng trong cuộc tập kích dữ dội vào Syria là Mỹ, Nga và Trung Quốc. Nga và Mỹ hiện đang thiết kế các thế hệ máy bay ném bom thế hệ mới, do đó những kinh nghiệm tác chiến có giá trị sẽ là một yếu tố quan trọng cho các nhà thiết kế Nga.

Tuy nhiên nếu nhìn sự việc theo một cách khác, thực tế Nga có đủ tiền đê thậm chí bàn về việc phát triển một  loại máy bay oanh tạc mới sau vài thập kỷ khó khăn. Điều đó cho thấy Nga hiện nay có khả năng dành đủ các nguồn lực để phát triển “tổ hợp tấn công-trinh sát” của riêng mình. Và tiếp sau những thử nghiệm nhiều hơn như chúng ta đã thấy, người Nga có thể không chỉ phát triển học thuyết RMA riêng của họ, mà còn thu hoạch được những kinh nghiệm quý giá với những phát triển mới trong học thuyết.

Chắc chắn, đợt oanh kích cũng là một dạng cảnh báo cho các cường quốc khác – dù sao những chuyến bay của các máy bay ném bom Nga đã thoát khỏi sự chú ý của tất cả các lực lượng không quân trong liên minh do Mỹ dẫn đầu đang chiến đấu chống IS. Nhưng lời cảnh báo còn lớn hơn lời răn đe đơn thuần. Đó là chỉ báo rằng Nga không chỉ muốn đứng trên cùng vị thế quân sự ngang bằng như Mỹ, mà còn hoàn toàn có ý định phát triển khả năng quân sự để thực hiện điều đó.

* Lược dịch bài viết của tác giả Ryan Raith trên trang VICE News

Theo QPAN