Nga “đấu cờ siêu cường” với Mỹ-NATO ra sao

VietTimes -- Sự răn đe phi hạt nhân sẽ không chỉ gồm các vũ khí thông thường. Nga có thể kết hợp sử dụng cả chiến tranh không gian mạng, chiến tranh điện tử và chiến tranh thông tin. Chiến tranh thế hệ mới phản ánh tư duy của Nga về cách đạt được lợi ích chiến lược thông qua các nguồn lực phi đối xứng..., Warontherock nhận định.
Tổng thống Putin luôn có những bước đi táo bạo, bất ngờ khiến đối phương trở tay không kịp
Tổng thống Putin luôn có những bước đi táo bạo, bất ngờ khiến đối phương trở tay không kịp

Vụ cáo buộc Nga can thiệp vào cuộc bầu cử tổng thống Mỹ là sự cố mới nhất trong chuỗi những hoạt động cạnh tranh địa chính trị với Nga, lần này Mátxcơva đã cao tay hơn Mỹ.

Theo Warontherock, một cuộc Chiến tranh lạnh mới sẽ chẳng có lợi cho ai ngoài nhà lãnh đạo Nga Vladimir Putin. Washington chắc chắn ít mong đợi điều này nhất. Vướng phải sự phản đối kịch liệt từ công chúng, chính quyền Obama đã công bố các thông tin tình báo về hoạt động tấn công mạng này của Nga, nhưng những tiết lộ một cách vụng về chỉ khiến tầm vóc của ông Putin ngày càng lớn hơn và mạnh hơn.

Trong khi đó, chính những lời đe dọa đáp trả mơ hồ của ông Obama đã che đi cái giá mà Nga phải trả cho sự kiện tụng lẫn nhau này. Sự buộc tội lẫn nhau nói trên chỉ càng nhấn mạnh khả năng dễ bị tổn thương của Mỹ.

Người Nga lại giành thêm được một thắng lợi về mặt chính trị nữa trước công chúng trong nước và quốc tế. Trong khi đó, Washington đang ở trong giai đoạn khốn khó. Nếu có đối thủ tiếp theo tung ra cú đánh thì Mỹ cần phải chuẩn bị tốt hơn. Mỹ không thể quay ngược lại thời gian để có cách đối phó khôn ngoan hơn với Nga, nhưng chắc chắn Mỹ đã rút ra bài học từ vụ việc này.

Sau Ukraine, Syria và lần này là vụ trả đũa việc can thiệp bầu cử, Mỹ đã nhận được một số kinh nghiệm xương máu. Đầu tiên là Mỹ phải thừa nhận rằng ông Putin đã chiến thắng kể từ tháng 3/2014 khi Nga sáp nhập Crimea. Dựa trên việc quan sát các tương tác của Nga với chính sách đối ngoại của Mỹ, có thể điện Kremlin vẫn sẽ tiếp tục chiến thắng trong năm nay, dù chính sách đối ngoại Mỹ có thay đổi mạnh thế nào trong những tháng sắp tới.

Đội quân
Đội quân "những người lịch sự" trong chiến dịch Nga sáp nhập bán đảo Crimea

Bất kỳ phân tích nào về những điều sắp diễn ra cũng phải bắt đầu với việc thấu hiểu các trụ cột chính trong chiến lược của Nga và những thiếu sót của Mỹ trong cuộc đối đầu địa chính trị này. Đây không phải là về các nguồn gốc của cách ứng xử của Nga mà là về bản thân cách ứng xử đó. Thật khách sáo khi nói rằng Nga đã chơi bằng tay trái.

Theo Warontherock, trong nền chính trị quốc tế, tay không thuận cũng có thể cạnh tranh được khi chiến lược của đối thủ kém hơn hoặc đối thủ chọn cách không thể hiện. Cho dù Mỹ có khả năng thay đổi quan hệ với Nga hay không, Mỹ phải thay đổi cách tiếp cận sai lầm về chiến lược của mình trong hai năm vừa qua.

Nga đã triển khai một cụm binh lực lớn hỗ trợ Syria giải phóng hoàn toàn thành phố Aleppo từ tay phiến quân
Nga đã triển khai một cụm binh lực lớn hỗ trợ Syria giải phóng hoàn toàn thành phố Aleppo từ tay phiến quân
Binh sĩ Nga làm nhiệm vụ tại Aleppo sau khi hoàn toàn giải phóng
Binh sĩ Nga làm nhiệm vụ tại Aleppo sau khi hoàn toàn giải phóng

Tại Syria và Ukraine, Nga đã thể hiện mình là một đối thủ xứng tầm, có khả năng định hình môi trường theo cách ngăn chặn những thách thức từ phía Mỹ. Mátxcơva đã trở nên lão luyện trong việc định hình chu trình ra quyết sách của Washington và tiếp tục thống trị đỉnh cao chiến lược trong cuộc đối đầu địa chính trị này.

Nga triển khai sự thống trị, đưa ra những con đường chính trị dễ dàng cho những kẻ chây ì, và khiến Mỹ coi sự can thiệp như một lựa chọn không khả thi. Mỹ đang dần chấp nhận con đường không hành động, còn Nga lại đang thu lợi một cách dễ dàng hơn bình thường.

Nga với học thuyết chiến tranh thế hệ mới

Thật không may, để phân tích được cuộc cạnh tranh ở góc độ chiến lược, chúng ta phải làm rõ các thuật ngữ khó hiểu dùng để miêu tả học thuyết và chiến lược của Nga, từ học thuyết Gerasimov (học thuyết do tổng tham mưu trưởng quân đội Nga Valeriy Gerasimov đề xướng) và chiến tranh phi tuyến tính tới chiến tranh lai, chiến tranh thế hệ mới và sự răn đe xuyên khu vực.

Có một cách đơn giản để hiểu những thuật ngữ này. Bài viết nổi tiếng của tướng Valeriy Gerasimov vào tháng 12/2013 có tiêu đề “The value of Science in Foresight” (Tạm dịch: giá trị của khoa học trong dự báo) về chiến tranh phi tuyến tính đã cung cấp cái nhìn về tư duy chiến lược của Nga. Đó là sự hòa trộn về chính trị, thuật ngữ này mô tả cách cơ quan an ninh quốc gia Nga nhìn nhận môi trường hiện đại, mối đe dọa từ phương Tây và bản chất đang dần thay đổi của chiến tranh. “Chiến tranh thế hệ mới” lại là sản phẩm của lối tư duy chiến lược Nga, đó là cách thức đối phó của quân đội với các vấn đề mà ông Gerasimov đặt ra.

Warontherock cho rằng tướng Gerasimov không hề có một học thuyết của riêng mình, cũng không định đề xuất học thuyết nào, dù cho các phân tích quân sự Nga hiện nay đều tập trung vào thương hiệu cá nhân của ông.

“Chiến tranh lai” là thuật ngữ được phương Tây ưa dùng khi mô tả về một số nhân tố của chiến tranh thế hệ mới. Thuật ngữ này tập trung vào vào lĩnh vực thông tin và lật đổ chính trị, nhưng về cơ bản đây chỉ là một phần của chiến tranh thế hệ mới. “Răn đe xuyên lĩnh vực” là một từ sặc mùi của Lầu Năm Góc, nhưng về đó là cách hợp lý nhất để hiểu về chiến tranh thế hệ mới, đặc biệt là ở cấp độ chiến lược.

Janis Berzins, một nhà phân tích quân sự tại Học viện Quốc phòng quốc gia Latvia, đã làm sáng tỏ chiến tranh thế hệ mới của Nga vào tháng 4/2014, sau khi sáp nhập Crimea.

Chiến tranh thế hệ mới được Dima Adamsky giải thích về bản chất là sự pha trộn của sức mạnh cứng và sức mạnh mềm trên các lĩnh vực khác nhau, thông qua việc khéo léo phối hợp các công cụ quân sự, ngoại giao và kinh tế.

Về khía cạnh tư duy học thuyết, chiến tranh thế hệ mới gồm một danh sách từ khả năng thông thường cao cấp đến chiến tranh thông tin và lật đổ chính quyền. Đây là một khái niệm khó hiểu, kết hợp nhiều khuynh hướng lâu dài trong quân đội Nga cùng với xu hướng quốc phòng ở phương Tây. Chiến tranh thế hệ mới thể hiện một thực tế rằng hệ quả của các cuộc xung đột chủ yếu được quyết định trong thời bình và tính quân sự có thể được sử dụng dưới các vỏ bọc khác nhau mà công chúng không hề nhận thức được về sự thù địch.

Các điểm nổi bật nhất trong chiến tranh thế hệ mới nằm ở việc sử dụng các công cụ phi quân sự để thể hiện sức mạnh quốc gia trong chiến đấu, kết hợp với các biện pháp gián tiếp và không cân xứng và tìm kiếm các lợi thế cạnh tranh chống lại các đối thủ mạnh hơn nhiều lần. Nga đang tìm cách chiến thắng với chi phí thấp mà không phải sử dụng đến các hình thức tác chiến tốn kém khác.

Trong khi phần lớn chiến tranh thế hệ mới không thật sự mới, Nga lại đang thực hiện một vài ý tưởng, không giống như các học thuyết suy lý khác của Nga. Ba lĩnh vực tập trung của Nga được thể hiện trong các bài phát biểu và các tư liệu nặng tính học thuyết. Mátxcơva sử dụng vũ khí dẫn đường tầm xa và các hoạt động thông tin để xây dựng “khả năng răn đe phi hạt nhân” chống lại các đối thủ tiềm tàng. Mỹ và phương Tây thường cáo buộc Nga sử dụng một số biện pháp tác chiến gián tiếp khác, có thể là tài trợ cho các cuộc nổi dậy, hoạt động bí mật và các hình thức huy động chính trị khác, nhằm nâng cao lợi ích của mình. Sự răn đe phi hạt nhân sẽ không chỉ gồm các vũ khí thông thường. Nga có thể kết hợp sử dụng cả chiến tranh không gian mạng, chiến tranh điện tử và chiến tranh thông tin.

Một góc trung tâm điều hành tác chiến của Bộ Quốc phòng Nga, nơi chỉ huy chiến dịch quân sự của Nga tại Syria
Một góc trung tâm điều hành tác chiến của Bộ Quốc phòng Nga, nơi trực tiếp chỉ huy chiến dịch quân sự của Nga tại Syria
Tổng tham mưu trưởng quân đội Nga -tướng Gerasimov
Tổng tham mưu trưởng quân đội Nga -tướng Gerasimov

Tất cả những lĩnh vực này đều rất phù hợp với những hạn chế về kinh tế và quân sự của Nga, thúc đẩy tác chiến gián tiếp và càng nâng cao lợi thế của Nga. Tuy nhiên chiến tranh thế hệ mới vẫn cần kết hợp với chiến tranh thông thường sử dụng công nghệ cao, sử dụng thật nhiều tên lửa để buộc Mỹ phải suy nghĩ thật kỹ về cái giá của cuộc chiến. Hàm ý đối với các nhà hoạch định chính sách ở NATO rằng chiến tranh thế hệ mới phản ánh tư duy của Nga về cách đạt được lợi ích chiến lược thông qua các nguồn lực phi đối xứng chứ không cần những thứ tốn kém và các cuộc đối đầu trực tiếp quy mô lớn.

Chiến tranh thế hệ mới không phải là một cuốn sách hướng dẫn. Tư duy của Nga vẫn tiếp tục phát triển dựa trên những kinh nghiệm trong hai năm vừa qua. Quân đội Mỹ cần phải tìm câu trả lời cho câu hỏi: Nga thật sự có thể làm được gì so với những điều nước này mong muốn làm được? Và Mỹ cần phải so sánh để đánh giá hiệu quả của việc Nga sử dụng các công cụ hiệu quả đến đâu trong việc nâng cao lợi ích của mình.

Chiến lược linh hoạt

Những năm gần đây giới phân tích đã tốn nhiều giấy mực bàn luận về việc liệu lãnh đạo Nga có thực hiện được mục tiêu về mặt chiến lược, hoặc là không đủ năng lực thực hiện một cách chiến lược, hoặc là chỉ thực hiện về mặt chiến thuật. Tất cả những nhận định trên đều không đúng.

Lãnh đạo Nga đang theo đuổi một chiến lược mới, rất phổ biến với giới kinh doanh và là con đường được giới khởi nghiệp ưa thích, nhưng lại không được đánh giá cao trong lĩnh vực nghiên cứu an ninh. Các điểm nổi bật của phương pháp này là: nhanh, rẻ và có thể linh hoạt điều chỉnh. Về cơ bản thì đây là sự tiến hóa của Darwin đối với một chiến lược công phu.

Chiến lược này nghe giống như tiếp cận theo hướng chiến lược nhưng thực chất không phải vậy. Mátxcơva biết những mong muốn của mình và nhận thức được các phương tiện sẵn có, nhưng đồng thời vẫn giữ được sự linh hoạt. Trong nhiều trường hợp, Nga vẫn tránh một chiến lược quá thận trọng vì như vậy rất khó để thay đổi. Sẽ rất khó để theo đuổi một khi các mục tiêu của Nga đã được xác định, và các mục tiêu hoạt động thay đổi khi chúng trải qua những chu trình thích nghi. Nếu thực hiện theo phương pháp này, thành công sẽ nối tiếp thành công, còn nếu thất bại thì chỉ cần tìm một cách tiếp cận mới để thay thế. Điều này rõ ràng là hiệu quả trong thực tế triển khai.

Nhìn lại năm 2014, đã có bốn lần căng thẳng leo thang ở miền đông Ukraine từ tháng 2 đến tháng 8. Chiến lược của Nga đã được nâng cấp và thực hiện một cách mau lẹ để đáp ứng khi mỗi cách tiếp cận thất bại. Phương Tây cáo buộc Nga hành động tóm tắt lại như sau: Xung đột bắt đầu với chiến tranh chính trị (lật đổ, huy động nhân dân, kích động biểu tình phản đối) vào tháng 2 và đầu tháng 3/2014 ở miền đông Ukraine.

Chiến đấu cơ Su-33 xuất kích từ tàu sân bay Đô đốc Kuznetsov. Nga đang được cho là nuôi tham vọng phục dựng lại vị thế thời Liên Xô
Chiến đấu cơ Su-33 xuất kích từ tàu sân bay Đô đốc Kuznetsov. Nga đang được cho là nuôi tham vọng phục dựng lại vị thế thời Liên Xô
Máy bay ném bom chiến lược Tu-95 Nga đã vài lần xuất kích từ lãnh thổ Nga, tấn công các mục tiêu khủng bố tại Syria
Máy bay ném bom chiến lược Tu-95 Nga đã vài lần xuất kích từ lãnh thổ Nga, tấn công các mục tiêu khủng bố tại Syria

Sau đó căng thẳng leo thang lên mức chiến tranh bất thường vào tháng 4 (với các hoạt động như bạo động vũ trang do các nhóm dân quân ly khai, triển khai các lực lượng đặc nhiệm), sau đó là kết hợp các hoạt động thông thường (cung cấp xe bọc thép, vũ khí phòng không, pháo binh). Cuối cùng chu trình này cũng kết thúc bằng việc các đơn vị quân đội quy ước của Nga xuất hiện và việc sáp nhập Crimea.

Một ví dụ khác là việc Nga đe dọa tái thiết lập “Novorossiya”- một khu vực lịch sử thuộc đế chế Nga trước kia trải dài xuyên miền đông và miền nam Ukraine, khiến Kiev phải đàm phán về thể chế liên bang. Đây là một ý đồ gây tiếng vang ở phương Tây nhưng lại không có tác dụng gì ở Kiev, và đó chính là mục tiêu của ý đồ này. Điện Kremlin đã cố thực hiện chiến lược này từ giữa tháng 4/2014, nhưng sau đó nhanh chóng nhận ra là kế hoạch này không hiệu quả nên đã bỏ lửng đó vào đầu mùa hè, tuy nhiên các lực lượng ly khai vẫn bám víu lấy nó. Vì là một chiến lược chính trị, một khi không thực hiện thì có thể dễ dàng khiến chúng biến mất

Những điều này đã gợi ý về một chiến lược mới. Nó phát triển khi Kremlin hiệu chỉnh tác động và điều chỉnh dựa trên cách mà chính trị Mỹ phản ứng với vụ rò rỉ thông tin.

(còn tiếp)