Nga bóp nát mưu đồ Mỹ-Thổ, đè bẹp phiến quân Syria

VietTimes -- “Đây là bắt đầu cho sự kết thúc của sự tồn tại của lực lượng thánh chiến ở Aleppo. Sau 4 năm chiến tranh và khủng bố, người dân rốt cuộc đã thấy dấu hiệu chiến tranh chấm dứt”, Edward Dark viết trên Moon of Alabama (Mỹ).
Quân đội Nga đã chứng minh sức mạnh qua chiến dịch quân sự tại Syria
Quân đội Nga đã chứng minh sức mạnh qua chiến dịch quân sự tại Syria

Theo Counter Pounch (Mỹ), nỗ lực cuối cùng nhằm ngăn chặn cuộc phản công do Nga dẫn đẩu ở miền bắc Syria đã kết thúc thất bại khi tuần qua, quân đội Syria được sự hậu thuẫn của lực lượng tự vệ quốc gia (NDF) và yểm trợ không quân Nga đã phá vỡ tuyến phòng thủ 40 tháng tại các làng Nubl và al-Zahra ở tỉnh Aleppo.

Chính quyền Obama đã hy vọng chặn trước được vụ thảm sát này bằng cách đạt được thỏa thuận ngừng bắn tại hòa đàm Geneva. Nhưng khi tin tức về việc các đơn vị bọc thép Syria tràn qua tuyến phòng thủ của phiến quân al Nusra và buộc các chiến binh thánh chiến tháo chạy, đặc phái viên Mỹ Staffan de Mistura đã đình chỉ hòa đàm Geneva mang tính chiến thuật, thừa nhận rằng nhiệm vụ đã thất bại.

Sau nhiều tháng nghiền nát các vị trí của kẻ thù trên khắp Syria, chiến lược của Nga đã bắt đầu mang lại quả ngọt. Các lực lượng trung thành với chính phủ Syria đã tổ chức những trận đánh lớn trên chiến trường nhằm vào các nhóm phiến quân trên tất cả các mặt trận. Một khu vực rộng lớn dọc theo biên giới Thổ Nhĩ Kỳ-Syria hiện nay nằm dưới quyền kiểm soát của quân đội Syria, trong khi chiến đấu cơ Nga tiếp tục giáng cho phiến quân những tổn thất nặng nề.

Trong hai tuần qua, chính quyền Obama ngày càng lo lắng theo dõi diễn biến tình hình chiến sự Syria. Đó là lý do tại sao Ngoại trưởng Mỹ John Kerry vội vã tập hợp một phái bộ ngoại giao để khẩn cấp tổ chức hòa đàm tại Geneva, bất chấp thực tế nhiều bên tham gia không nhất trí tham dự. Mục đích thật sự là ngăn cản sự suy yếu của phiến quân bằng mọi cách có thể cũng như ngăn ngừa việc vây hãm Aleppo không tránh khỏi.

Chiếm lại được hai thị trấn Nubl và Zahraa chỉ chừa lại cho phiến quân thánh chiến đúng một con đường vận chuyển vũ khí, đạn dược, xăng dầu cho thành trì cố thủ trong đô thị. Khi quân đội Syria bẻ gãy tuyến phòng ngự tại Bab al Hawa ở phía bắc, chiếc thòng lọng sẽ siết chặt hơn quanh thành phố. Phiến quân khủng bố hoặc là sẽ phải đầu hàng hoặc chắc chắn sẽ bị tiêu diệt. Chiến thắng mới đây của liên minh do Nga dẫn đầu là dấu hiệu rằng ngày tàn của quân cố thủ Aleppo sẽ đến sớm hơn dự đoán.

Nhà nghiên cứu tại Viện Brooking là Michael O’Hanlon đã lập ra kế hoạch “phá hủy Syria” bằng cách dùng “các yếu tố ôn hòa để tạo ra các khu tự trị” đã cố vấn cho ê kíp Obama và Kerry. Nói cách khác, điểm chính trong kế hoạch của Mỹ là xé Syria thành các khu vực nhỏ hơn do dân quân địa phương, các thủ lĩnh phiến quân và chiến binh thánh chiến kiểm soát thông qua đàm phán hòa bình đã phá sản.

Binh sĩ Nga lắp bom lên máy bay trước giờ xuất kích tại chiến trường Syria
Binh sĩ Nga lắp vũ khí lên máy bay trước giờ xuất kích tại chiến trường Syria

Kế hoạch của O’Hanlon cũng cho thấy giới tinh hoa phương Tây chia rẽ sâu sắc về Syria. Cánh diều hâu thì vẫn muốn can thiệp mạnh hơn, Mỹ, EU và NATO can dự sâu hơn, Mỹ và các đồng minh sẽ “hỗ trợ mặt đất” để chiếm cứ lãnh thổ Syria trong một thời gian không xác định. Trái lại, chính quyền Obama lại muốn giảm thiểu sự can dự, trong khi cố gắng xoa dịu những chỉ trích.

Điều đó có nghĩa khủng hoảng Syria có thể lại nổi lên trong tương lai khi ông Obama mãn nhiệm và tổng thống Mỹ mới có thể phải theo đuổi một chiến lược cơ bắp hơn. Tuy nhiên, lúc này liên quân do Nga lãnh đạo đang có đà thuận lợi để kết thúc chiến dịch, tiêu diệt những kẻ khủng bố và thiết lập lại an ninh trên toàn lãnh thổ Syria.

Kết thúc chiến tranh sớm nhất có thể, trong khi tạo lập một môi trường an toàn cho người tị nạn Syria trở về nhà là cách tốt nhất để giảm nguy cơ leo thang và khiến Mỹ nản lòng trong các cuộc phiêu lưu tương lai.

T.N