Mỹ tung “5 chiêu” để Trung Quốc không cần đánh mà tan

Có thể khái quát chiến lược của Mỹ gồm 5 mục tiêu lớn: Cô lập Trung Quốc, ngăn chặn Trung Quốc, làm suy yếu Trung Quốc, chia tách Trung Quốc, phá hoại khả năng lãnh đạo chính trị của Trung Quốc, từ đó củng cố vị thế bá chủ thế giới.
Cụm tác chiến tàu sân bay Mỹ luôn thường trực xung quanh Trung Quốc
Cụm tác chiến tàu sân bay Mỹ luôn thường trực xung quanh Trung Quốc

Mới đây, tờ Đa Chiều đã có bài phân tích với tựa đề "Đấu trí- trò chơi có một không hai giữa Mỹ và Trung Quốc", cho rằng trước tham vọng bành trướng của Bắc Kinh, Mỹ sẽ tập trung vào năm mục tiêu lớn để đối phó.

Thucydides - cha đẻ của triết học phương Tây đã từng viết rằng, rất khó giải quyết mâu thuẫn giữa một quốc gia mới nổi và một quốc gia vốn rất hùng mạnh, kết cục cuối cùng là chiến tranh. Sau đó, lịch sử phương Tây không ngừng tái diễn bi kịch này. Vài năm gần đây, sự lớn mạnh của Trung Quốc đã làm dấy lên nhiều cuộc thảo luận quan hệ Trung Mỹ rơi vào "cái bẫy Thucydides". Năm 2014, trong cuộc trả lời phỏng vấn báo chí, chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình cũng đã chỉ ra rằng hai nước cần tránh "cái bẫy Thucydedes".

Đa Chiều tự tin cho rằng một điều cần nêu rõ là, do Mỹ và Trung Quốc đều là cường quốc hạt nhân nên về cơ bản có thể loại trừ khả năng xảy ra chiến tranh. Huống chi còn có nước Nga luôn lăm lăm tay súng, sẵn sàng trợ giúp Trung Quốc (!?). Thứ hai, do lợi ích kinh tế khổng lồ giữa hai nước Mỹ - Trung và sự "cân bằng khủng bố" về tài chính nào đó - Trung Quốc nắm lượng trái phiếu chính phủ với số lượng lớn của Mỹ, giữa hai bên cũng khó có thể xảy ra một cuộc chiến tranh kinh tế toàn diện.

Điều này hoàn toàn không giống với viêc Mỹ vin vào cuộc khủng hoảng ở Ukraine để chế tài nước Nga. Do đó, Cuộc đấu trí giữa Mỹ và Trung Quốc sẽ hoàn toàn với các cuộc đối đầu của nhân loại trong lịch sử.

Năm mục tiêu lớn của Mỹ

Đứng trên góc độ ngăn chặn sự lớn mạnh của Trung Quốc, con bài đầu tiên của Mỹ là các nước đồng minh châu Á. Bao gồm Nhật Bản, Philippines, Australia và một số quốc gia vì tranh chấp lãnh thổ với Trung Quốc mà ngả về phía Mỹ. Do đó, dư luận rất dễ lý giải những tranh chấp xảy ra trên biển Đông và biển Hoa Đông xảy ra gần đây.

Đảo nhân tạo Trung Quốc xây dựng trái phép ở Biển Đông nhằm độc chiếm vùng biển quan trọng này
Đảo nhân tạo Trung Quốc xây dựng trái phép ở Biển Đông nhằm độc chiếm vùng biển quan trọng này

Con bài thứ hai của Mỹ là con bài kinh tế, bao gồm từ chối nâng quyền bỏ phiếu của Trung Quốc tại Quỹ tiền tệ quốc tế IMF, chưa cho phép Trung Quốc gia nhập Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) và chỉ trích Trung Quốc thao túng đồng NDT, gây sức ép cho Trung Quốc tăng giá đồng NDT nhằm tái diễn lại phiên bản của hiệp ước Plaza Accordt (*) ký kết giữa Mỹ và Nhật 25 năm về trước tại New York

Con bài thứ ba của Mỹ là các thế lực ly khai với đại diện là Đài Loan, tập đoàn lưu vong với các lãnh tụ tinh thần là Đại Lai Lạt Ma, Rebiya Kadeer... Mặc dù tác dụng của các quân bài này không còn hiệu quả như trước, nhưng vẫn làm Trung Quốc thật sự đau đầu.

Đứng trên góc độ đánh bại Trung Quốc một cách triệt để thì đó là cuộc chiến giá trị quan, hay còn gọi là cuộc Cách mạng màu sau Chiến tranh lạnh, là hành động "rút củi đáy nồi". Mục đích là nội bộ Trung Quốc xuất hiện những nhân vật kiểu Gorbachev, để Trung Quốc tự giải thể, không đánh mà tan.

Có thể khái quát chiến lược của Mỹ gồm 5 mục tiêu lớn: Cô lập Trung Quốc, ngăn chặn Trung Quốc, làm suy yếu Trung Quốc, chia tách Trung Quốc, phá hoại khả năng lãnh đạo chính trị của Trung Quốc, từ đó củng cố vị thế bá chủ thế giới.

Đa chiều cho rằng, cuộc đấu trí chiến lược giữa Mỹ và Trung Quốc không phải là sự lặp lại của cuộc chuyển giao quyền lực toàn cầu trong lịch sử nhân loại, đó là trò chơi phi điển hình.

Xét trên góc độ văn hóa, Trung Quốc luôn coi mình đóng vai trò chủ đạo ở Đông Á, đem lại nền hòa bình cho Đông Á. Trung Quốc tự coi mình là quốc gia coi trọng sự "hài hòa" và "cùng thắng", cống hiến cho thế giới một trật tự tốt hơn. Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình cho rằng, đại dương đủ lớn cho cả Trung Quốc và Mỹ cùng vẫy vùng.

Bắc Kinh cho rằng, với thể chế chính trị như hiện nay, Trung Quốc coi trọng khuynh hướng hòa bình hơn nước Mỹ. Vận mệnh chính đảng của Trung Quốc có mối liên hệ mật thiết với thể chế chính trị. Sự thắng bại của một cuộc chiến tranh không những quyết định vận mệnh của chính đảng, mà còn quyết định số phận quốc gia. Do đó, Trung Quốc hết sức thận trọng với chiến tranh.

Bắc Kinh cho rằng sự tồn vong của chính đảng tại Mỹ không liên quan gì đến thể chế, nếu phát động chiến tranh giành thắng lợi, số phiếu ủng hộ của chính đảng sẽ gia tăng, nếu thua, cùng lắm là thua trong cuộc tranh cử tổng thống, không ai bị truy cứu trách nhiệm, quốc gia cũng không bị ảnh hưởng.

Chính vì liên quan đến sự tồn vong của chính đảng mà Trung Quốc muốn duy trì nền hòa bình. Tuy nhiên, thực tế lại hoàn toàn ngược lại, các hành động của Trung Quốc vài năm gần đây luôn khiến các nước láng giềng phải lo ngại, làm gia tăng căng thẳng và làm mất ổn định khu vực.

Mỹ chưa thấu hiểm tham vọng của Bắc Kinh

National Interest ngày 9/11 đã đăng tải bài phân tích của Giáo sư Nick Bisley tại Đại học La Trobe ở Melbourne (Australia) sau sự kiện tàu chiến Mỹ tuần tra tự do hàng hải trong vùng 12 hải lý mà Trung Quốc xây đảo trái phép ở Biển Đông.

Giáo sư Bisley cho rằng, hành động lấp biển xây đảo nhân tạo của Trung Quốc chỉ nhằm thể hiện chiến lược dài hạn trên biển. Trung Quốc muốn chấm dứt giai đoạn hàng hải yếu kém từ giữa thế kỷ 19. Các quốc gia siêu cường bên ngoài đã dựa vào hàng hải để tấn công Bắc Kinh trong quá khứ. Ngoài ra, yếu tố phát triển thịnh vượng cũng phụ thuộc vào dòng chảy năng lượng và trao đổi hàng hóa thông qua tuyến đường biển.

Trung Quốc cũng muốn tận dụng lợi thế tài nguyên trên biển, bao gồm trữ lượng hydrocarbon và thủy sản. Nhu cầu về protein và năng lượng đang ngày càng tạo nên sức ép với Bắc Kinh. Trung Quốc cũng muốn đưa Biển Đông trở về giai đoạn lịch sử trước khi bị chủ nghĩa thực dân chia cắt.

Cách tiếp cận của Trung Quốc ở Biển Đông thường được mô tả giống như "lát cắt salami", sử dụng những bước tiến nhỏ để đạt được tham vọng lớn hơn. Chiến lược này dường như đã trở thành nền tảng cho các phản ứng của Mỹ. Tuy vậy, Washington đã không thể đánh giá được chiến lược đa phương của Trung Quốc nhằm cụ thể hóa tham vọng nuốt trọn Biển Đông.

Bắc Kinh chưa ngay lập tức tập trung một lượng lớn nguồn lực nhằm củng cố yêu sách chủ quyền phi lý ở Biển Đông hay thậm chí là lập Vùng nhận dạng phòng không (ADIZ). Trung Quốc hành động như thể nước này thực sự có chủ quyền trong khu vực, bao gồm việc đơn phương bắt giữ tàu cá của nước ngoài hay đưa giàn khoan đến thăm dò dầu khí và đây là những hành động vô cùng nguy hiểm.

Việc xây dựng các đảo nhân tạo trái phép cũng là một bước đi nhằm củng cố chiến lược này. Nếu như Mỹ tiếp tục phản ứng bằng các biện pháp thiếu quyết liệt, Washington sẽ chỉ hành động mà không thể đạt được mục đích chính trị cuối cùng - ngăn chặn sự bành trướng trái phép của Trung Quốc.

Cho đến khi Washington và các đồng minh nhận ra tham vọng lớn của Trung Quốc để xây dựng chiến lược phù hợp, Trung Quốc sẽ tiếp tục hành xử một cách ngang ngược và liều lĩnh. Điều này về lâu dài chắc chắn không phải là một kịch bản dễ dàng đối phó.

(*) Đầu những năm 1980, thâm hụt ngân sách tăng Mỹ, tăng trưởng đáng kể của thâm hụt thương mại nước ngoài. Mỹ hy vọng sẽ tăng khả năng cạnh tranh xuất khẩu của đồng USD của các sản phẩm của họ để cải thiện cán cân thanh toán mất cân bằng. ", "Plaza Accord" là để chống lại chủ nợ lớn nhất của Mỹ - Nhật Bản. Ngày 22-9-1985, Mỹ, Nhật Bản, Cộng hòa Liên bang Đức, Pháp và Bộ trưởng Tài chính Vương quốc Anh và Ngân hàng Trung ương đốc (gọi tắt là G5) họp tại khách sạn Plaza ở New York, đạt đến một chính phủ can thiệp chung năm quốc gia trong thị trường ngoại hối, đồng đô la Mỹ so với chính đồng tiền cảm ứng khấu hao có trật tự của tỷ giá hối đoái, để giải quyết vấn đề của hợp đồng thâm hụt thương mại khổng lồ của Mỹ. Vì thỏa thuận ký kết tại khách sạn Plaza, Hiệp định đã được gọi là "Plaza Accord."

"Hiệp định Plaza" được ký kết giữa các đồng tiền yên Nhật Bản tăng trung bình hơn 5% mỗi năm, tương đương với vốn quốc tế để đầu tư vào chứng khoán và thị trường nhà ở không thể mất một trong những bảo hiểm của Nhật Bản. Sau khi "Plaza Accord" được ký kết 5 năm, giá cổ phiếu của 30% mỗi năm, tỷ lệ phí bảo hiểm hàng năm tăng trưởng 15%, trong khi tăng trưởng GDP danh nghĩa của Nhật Bản so với cùng kỳ chỉ khoảng 5%. Bong bóng nền kinh tế và xa hơn từ nền kinh tế thực, mặc dù nó là GNP bình quân đầu người của Nhật Bản so với Mỹ nhưng giá trong nước cao làm cho sở hữu nhà riêng của họ trở thành công dân bình thường của Nhật Bản điều xa xôi. Năm 1989, chính phủ Nhật Bản đã bắt đầu thực hiện chính sách thắt chặt tiền tệ, mặc dù bật của nền kinh tế bong bóng, nhưng giá cổ phiếu và đất đã giảm khoảng 50% ngắn hạn, sự hình thành của một số lượng lớn các khoản nợ xấu ngân hàng, nền kinh tế Nhật Bản bước vào một thập kỷ suy thoái kinh tế.

Theo QPAN