Mỹ - Trung Quốc: Quân đội nước nào mạnh hơn? Điều bất ngờ nằm ở cuối cùng

0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam
VietTimes – Trung Quốc đang đẩy mạnh kế hoạch biến quân đội nước này (PLA) thành một lực lượng chiến đấu hiện địa vào năm 2027, trong bối cảnh căng thẳng với Mỹ tăng dần.
Xét về số lượng, Trung Quốc sở hữu quân đội hùng hậu nhất thế giới (Ảnh: AFP)
Xét về số lượng, Trung Quốc sở hữu quân đội hùng hậu nhất thế giới (Ảnh: AFP)

Một tướng lĩnh cấp cao của Mỹ từng gọi Trung Quốc là “mối đe dọa đang tăng nhịp độ trong thập kỷ tới” và Washington đang tăng sự ủng hộ đối với Đài Loan trong lúc mà hòn đảo này đối mặt với sức ép chính trị và quân sự ngày càng tăng từ Bắc Kinh. Trong khi đó, giới phân tích cảnh báo rằng Biển Đông có thể là điểm bùng phát cho cuộc xung đột giữa Mỹ và Trung Quốc.

Vậy hiện nay, quân lực của Mỹ và Trung Quốc đang ở mức nào, xét cả về nhân lực, chiêu tiêu quốc phòng, sức mạnh trên đất liền, biển và trên không?

Chi tiêu quốc phòng: Mỹ

Mỹ hiện nay vẫn vượt xa các nước còn lại để trở thành quốc gia chi mạnh tay nhất cho quốc phòng, với ngân sách ước tính 778 tỉ USD trong năm 2020, chiếm 39% tổng chi tiêu quốc phòng toàn cầu; theo dữ liệu được Viện Nghiên cứu Hòa bình Quốc tế Stockholm (SIPRI) công bố.

Trung Quốc đứng ở vị trí thứ hai, cách rất xa so với Mỹ, với khoản chi tiêu quốc phòng 252 tỉ USD.

Tuy nhiên, các nhà phân tích Mỹ cảnh báo rằng Washington cần phải giữ vững nhịp độ với Bắc Kinh về chi tiêu quốc phòng, đặc biệt là sau khi Trung Quốc tuyên bố mức tăng đột biến 6,8% ngân sách quốc phòng trong năm 2021, sau hơn 2 thập kỷ tăng đều đặn.

Nhân lực: Trung Quốc

Trung Quốc sở hữu đội quân đông người nhất thế giới, với khoảng 2 triệu quân nhân tại ngũ vào năm 2019, theo sách trắng quốc phòng mới nhất. Đề nghị ngân sách của Lầu Năm Góc trong năm tài khóa tiếp theo nói rằng, Mỹ có khoảng 1,35 triệu quân nhân tại ngũ và 800.000 quân nhân dự bị.

Thế nhưng, trong chiến tranh hiện đại thì công nghệ và trang thiết bị quân sự lại đóng vai trò quan trong hơn là số lượng binh sĩ. Cả Mỹ và Trung Quốc đều hiểu rõ điều này, và đang giảm dần sự tập trung của họ vào số lượng binh sĩ.

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình vào năm 2015 đã cam kết cắt giảm biên chế 300.000 binh sĩ của PLA, trong khi kế hoạch ngân sách quốc phòng của Tổng thống Mỹ Joe Biden trong năm tài khóa tiếp theo cũng bao gồm việc cắt giảm khoảng 5.400 binh sĩ.

Lực lượng mặt đất: Mỹ

Lực lượng mặt đất của PLA được xem là hung hậu nhất thế giới với khoảng 915.000 binh sĩ tại ngũ, cao hơn gần gấp đôi so với con số 486.000 của Mỹ; theo Báo cáo Sức mạnh Quân sự Trung Quốc năm 2020 của Lầu Năm Góc.

Tuy nhiên, lực lượng mặt đất của PLA lại đang sử dụng những trang thiết bị đã lỗi thời hoặc không thể nào sử dụng hữu hiệu các vũ khí hiện đại mà chưa qua quá trình huấn luyện.

Trung Quốc hiểu rõ điều này nên đã bắt đầu trang bị các loại vũ khí nhẹ hơn và hỏa lực mạnh hơn cho các lực lượng mặt đất của mình, chuyển hóa gánh nặng thực hiện chiến dịch nhờ vào áp dụng công nghệ số…tuy nhiên, nhiều chuyên gia quân sự nói rằng quá trình huấn luyện vẫn chưa được hiệu quả.

Mỹ, hiện sở hữu 6.333 xe tăng, có số lượng phương tiện thiết giáp lớn thứ hai trên thế giới, chỉ sau Nga. Trong khi Trung Quốc đứng ở vị trí thứ 3, với 5.800 xe tăng, theo tạp chí Forbes.

Không lực: Mỹ

Nước Mỹ vẫn duy trì vị thế thống trị trên bầu trời với hơn 13.000 máy bay quân sự, 5.163 trong số này được vận hành bởi Không quân Mỹ. Lực lượng này còn có 2 mẫu chiến đấu cơ F-35 Lightning và F-22 Raptor, hiện nằm trong số những chiến đấu cơ tối tân nhất thế giới; theo Báo cáo Không lực Thế giới 2021 của Flight Global.

Ảnh đồ họa của mẫu máy bay ném bom chiến lược H-20 của Trung Quốc (Ảnh: Weibo)

Ảnh đồ họa của mẫu máy bay ném bom chiến lược H-20 của Trung Quốc (Ảnh: Weibo)

Trong khi đó, không lực của Trung Quốc – được cấu thành từ Không quân và Hải quân PLA – xét về sức mạnh hiện đang đứng thứ 3 trên thế giới với hơn 2.500 máy bay, trong số này có khoảng 2.000 máy bay chiến đấu; theo Báo cáo Sức mạnh Quân sự Trung Quốc 2020.

Mẫu máy bay chiến đấu tàng hình tối tân nhất mà Trung Quốc hiện có là chiến đấu cơ được sản xuất trong nước J-20, được mệnh danh là “Mãnh Long”. Mặc dù được thiết kế để cạnh tranh với mẫu F-22 của Mỹ, nhưng J-20 lại đang phải sử dụng một động cơ tạm thời, khiến cho khả năng chiến đấu và vận tốc của nó bị hạn chế. Để khắc phục điều này, Trung Quốc đang nghiên cứu chế tạo một mẫu động cơ mới, với hy vọng sẽ sản xuất hàng loạt J-20 trong tương lai.

Hai nước cũng đang ra sức nghiên cứu chế tạo các mẫu máy bay ném bom mới, trong đó Trung Quốc đang phát triển máy bay ném bom chiến lược Xian H-20. KHông quân Mỹ mới đây cũng công bố nhiều hình ảnh và chi tiết về mẫu máy bay ném bom tàng hình thế hệ tiếp theo của họ, B-21 Raider.

Hải quân: Mỹ

Trung Quốc hiện là nước có lực lượng hải quân lớn nhất thế giới, với khoảng 360 tàu các loại, trong khi Mỹ sở hữu 297 chiếc; theo một bản báo cáo của Quốc hội Mỹ. Tuy nhiên, lợi thế về số lượng của Trung Quốc không lớn, bởi phần lớn tàu thuyền quân sự của họ là ác tàu cỡ nhỏ, như tàu tuần duyên. Còn khi bàn về các chiến hạm cỡ lớn, Mỹ mới là nước có số lượng áp đảo, đó là chưa kể về công nghệ và kinh nghiệm tác chiến.

USS Theodore Roosevelt là một trong số các tàu sân bay chạy bằng năng lượng nguyên tử của Mỹ (Ảnh: AFP)

USS Theodore Roosevelt là một trong số các tàu sân bay chạy bằng năng lượng nguyên tử của Mỹ (Ảnh: AFP)

Ví dụ, Mỹ có 11 hàng không mẫu hạm chạy bằng năng lượng nguyên tử, vốn thực hiện được những hành trình dài hơn so với những tàu sân bay chạy bằng năng lượng truyền thống. Những tàu sân bay này, mỗi chiếc đủ khả năng để mang theo 60 máy bay hoặc hơn.

Để so sánh, Trung Quốc chỉ có 2 tàu sân bay – Liêu Ninh và Sơn Đông. Cả hai đều dựa trên mẫu thiết kế tàu lớp Kuznetsov của Liên Xô có từ những năm 1980 và hoạt động bằng nhiên liệu truyền thống, đủ khả năng mang 24 – 36 chiến đấu cơ J-15.

Tuy nhiên, Trung Quốc có một kế hoạch đầy tham vọng là cân bằng sức mạnh với hải quân Mỹ ở khu vực Thái Bình Dương, và đã triển khai hàng chục chiến hạm cỡ lớn – từ các tàu hộ tống, tàu khu trục cho tới các tàu đổ bộ lưỡng cư – chỉ tính riêng trong năm 2019. Trung Quốc cũng có kế hoạch triển khai hàng không mẫu hạm thứ ba, và thậm chí sẽ bắt đầu chế tạo chiếc thứ tư trong năm nay.

Đầu đạn hạt nhân: Mỹ

Mỹ hiện là nước sở hữu kho vũ khí hạt nhân lớn thứ hai thế giới chỉ sau Nga, tiếp đó là Pháp ở vị trí thứ ba và Trung Quốc ở vị trí thứ tư.

Trung Quốc chưa từng công khai số lượng đầu đạn hạt nhân mà họ sở hữu, nhưng báo cáo mới nhất của Bộ Quốc phòng Mỹ nói rằng con số này là vào khoảng 200. Trong khi Viện Nghiên cứu Hòa bình Quốc tế Stockholm ước tính là khoảng 350, trong năm nay.

Một nguồn tin thân với quân đội Trung Quốc nói với tờ SCMP hồi tháng 1/2021 rằng số lượng đầu đạn hạt nhân của nước này đã tăng lên tới 1.000 trong những năm gần đây, nhưng chỉ có chưa đầy 100 là đang sẵn sàng hoạt động.

Dù chính xác hay không thì tất cả những con số đó đều quá mờ nhạt nếu đem ra so sánh với 5.00 đầu đạn hạt nhân của Mỹ, trong số đó 3.000 đầu đạn luôn sẵn sàng được triển khai và khoảng 1.400 đã nằm sẵn trong các hệ thống phóng khẩn cấp.

Trung Quốc vẫn có cơ hội để thu hẹp khoảng cách nguyên tử, sau khi Mỹ và Nga hồi đầu năm nay nhất trí gia hạn Hiệp ước Cắt giảm Vũ khí Chiến lược mới (New START) tới năm 2026. Hiệp nước này đặt ra giới hạn cho cả Washington và Moscow không được triển khai quá 1.550 đầu đạn chiến lược.

Tên lửa: Trung Quốc

Mặc dù Mỹ có nhiều đầu đạn nguyên tử hơn, nhưng Trung Quốc lại có thế mạnh độc quyền ở một lĩnh vực: Các tên lửa đạn đạo phóng từ mặt đất, có khả năng thực hiện cả các đòn tấn công truyền thống và hạt nhân.

Mỹ bị cấm triển khai các loại tên lửa đạn đạo tầm trung và tên lửa hành trình phóng từ mặt đất, theo Hiệp ước Các lực lượng nguyên tử Tầm trung (INF) năm 1987 ký cùng với Liên Xô. Tuy nhiên vào tháng 8/2019, Mỹ đã rút khỏi hiệp ước này.

Chỉ 2 tuần sau khi rút khỏi INF, Mỹ đã phóng thử nghiệm một phiên bản tên lửa hành trình phóng trên biển, và 4 tháng sau lại có vụ phóng thử nghiệm tên lửa đạn đạo tầm trung (IRBM) đầu tiên kể từ những năm 1980. Nhưng Trung Quốc vẫn trên cơ nếu nói về tên lửa loại này.

Tên lửa Dong Feng 26 của Trung Quốc có tầm tấn công tới đảo Guam (Ảnh: Xinhua)

Tên lửa Dong Feng 26 của Trung Quốc có tầm tấn công tới đảo Guam (Ảnh: Xinhua)

IRBM duy nhất mà Trung Quốc sở hữu là Dong Feng 26 (Đông Phong 26), được mệnh danh là “Sát thủ Guam” bởi nó được tin là đủ khả năng thực hiện các đòn tấn công truyền thống nhằm vào căn cứ Không quân quan trọng của Mỹ nằm trên đảo Guam; the Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (CSIS).

Cũng theo CSIS, số lượng hệ thống phóng IRBM ở Trung Quốc đã tăng từ con số 0 vào năm 2015 lên 72 vào năm 2020.