“Chúng tôi tự hào vì đã bàn giao được lô tên lửa đánh chặn này cho Quân đội Mỹ và tự tin rằng, lực lượng vũ trang Mỹ có thể đặt hy vọng vào tên lửa PAC-3 MSE”, ông Arnold nói.
Ông Arnold nói rằng, các mối đe dọa đối với Mỹ đang gia tăng cả về số lượng lẫn sự phức tạp, đồng thời bày tỏ hy vọng “hệ thống đánh chặn này sẽ phát huy được hiệu quả trong việc bảo vệ lực lượng, người dân và các cơ sở hạ tầng trên toàn thế giới”.
Tập đoàn Lockheed Martin đã trúng thấu hợp đồng sản xuất tên lửa đánh chặn PAC-3 MSE đầu tiên vào tháng 4/2014, và tiếp tục nhận được đơn đặt hàng tiếp theo hồi tháng 7/2015 vừa qua.
PAC-3 MSE, được nâng cấp từ phiên bản PAC-3, là loại tên lửa phòng không được cho là tiên tiến nhất trên thế giới. Hệ thống phòng không Patriot của Mỹ có thể mang được cùng lúc từ 12 đến 16 tên lửa PAC-3 MSE hoặc PAC-3.
Lockheed Martin thậm chí đã từng đề xuất phát triển một biến thể của PAC-3 MSE trang bị trên các chiến đấu cơ như F-15C hoặc F-22, F-35, P-8A Poseidon.
Thoả thuận này đến sau khi Ả-Rập Saudi và Qatar, Các tiểu vương quốc Ả-Rập thống nhất (UAE) đang tìm cách tăng cường khả năng chống tên lửa do lo ngại thoả thuận hạt nhân Iran và những hành động của Tehran trong khu vực.
Vào tháng 5/2015, Mỹ và các nước vùng Vịnh đã thống nhất mở rộng hợp tác quốc phòng. Nhiều nguồn tin còn cho biết, Mỹ sẽ hỗ trợ các nước này xây dựng hệ thống phòng thủ như một cách mở rộng tầm ảnh hưởng, cũng như xoa dịu chính phủ các nước này sau thoả thuận hạt nhân Iran.
Đan Khanh theo VnMedia