Tờ Thời báo New York ngày 27/12 cho hay báo cáo nghiên cứu mới "Vũ khí thông thường chuyển hướng tới các nước đang phát triển" (Conventional Arms Transfers to Developing Nations, 2008 - 2015) của Quốc hội Mỹ cho biết năm 2015 Mỹ tiếp tục đứng đầu trong bảng xếp hạng tiêu thụ vũ khí toàn cầu.
Mỹ đã ký kết các thỏa thuận có tổng trị giá khoảng 40 tỷ USD, bằng một nửa tổng kim ngạch thỏa thuận tiêu thụ vũ khí toàn cầu, hơn nữa vượt xa Pháp - nước đứng thứ hai. Pháp đạt được các thỏa thuận tiêu thụ vũ khí tổng trị giá 15 tỷ USD.
Theo bài báo, năm 2015, các nước đang phát triển vẫn là khách hàng vũ khí lớn nhất, Qatar năm 2015 đã ký kết thỏa thuận mua sắm vũ khí trị giá trên 17 tỷ USD. Sau đó là Ai Cập đã mua gần 12 tỷ USD vũ khí. Xếp thứ ba là Saudi Arabia đã mua trên 8 tỷ USD vũ khí.
Nghiên cứu này phát hiện mặc dù quan hệ căng thẳng toàn cầu và mối đe dọa chủ nghĩa khủng bố hầu như không có dấu hiệu giảm, nhưng tổng kim ngạch giao dịch vũ khí toàn cầu từ 89 tỷ USD năm 2014 giảm xuống còn khoảng 80 tỷ USD năm 2015.
Năm 2015, các nước đang phát triển đã mua tổng cộng 65 tỷ USD vũ khí, giảm mạnh so với 79 tỷ USD một năm trước đó.
Năm 2015, kim ngạch tiêu thụ vũ khí ở nước ngoài của Mỹ và Pháp tăng lên, trong đó Mỹ đã tăng trưởng khoảng 4 tỷ USD, còn Pháp đã tăng hơn 9 tỷ USD.
Báo cáo này được cho là báo cánh đánh giá tiêu thụ vũ khí toàn cầu toàn diện nhất được công khai. Báo cáo đã tính tới yếu tố lạm phát, vì vậy những kim ngạch tiêu thụ này có thể tiến hành so sánh thường niên.
Tăng trưởng tiêu thụ vũ khí của các nước chịu sự chi phối bởi "một phần nguyên nhân ở chỗ kinh tế thế giới yếu đi". Tác giả của báo cáo này là chuyên gia chính sách an ninh quốc gia của cơ quan nghiên cứu Quốc hội Mỹ Catherine A. Theohary.
Catherine A. Theohary viết: "Sự lo ngại đối với vấn đề ngân sách trong nước dẫn tới rất nhiều khách hàng trì hoãn hoặc đã hạn chế mua sắm hệ thống vũ khí quan trọng mới... Một số nước lựa chọn hạn chế mua sắm để nâng cấp các hệ thống hiện có, tăng cường huấn luyện và dịch vụ hỗ trợ".
Một nước khác chiếm vị thế chủ đạo trên thị trường vũ khí thế giới là Nga. Đơn đặt hàng vũ khí của Nga đã giảm quy mô nhỏ, từ 11,2 tỷ USD năm 2014 giảm xuống còn 11,1 tỷ USD năm 2015.
Nghiên cứu này phát hiện, các nước châu Mỹ Latinh nhất là Venezuela trở thành một trọng điểm để Nga thúc đẩy tiêu thụ vũ khí.
Kim ngạch tiêu thụ vũ khí của Trung Quốc từ trên 3 tỷ USD năm 2014 tăng lên 6 tỷ USD.
Theo báo cáo, trong các nhà chế tạo vũ khí của các nước thành viên SCO, Đức đã đạt thành công về chào bán hệ thống vũ khí hải quân cho thế giới đang phát triển, Anh đã tiêu thụ thành công không ít máy bay chiến đấu ở những nước này.
Đối với Mỹ, thỏa thuận tiêu thụ vũ khí với nước ngoài quan trọng nhất của năm 2014 bao gồm các thỏa thuận mới đạt được với Saudi Arabia, Iraq, Qatar và Hàn Quốc.
Nói chung, những nước đang phát triển mua sắm vũ khí nhiều nhất năm 2015 là Qatar, Ai Cập, Saudi Arabia, Hàn Quốc, Pakistan, Israel, UAE và Iraq.
Nghiên cứu còn cho biết ngoài Mỹ, Pháp, Nga và Trung Quốc, các nước cung ứng vũ khí chủ yếu trên thế giới còn có Thụy Điển, Italia, Đức, Thổ Nhĩ Kỳ, Anh và Israel.