Mới đây, Chuẩn tướng Paul Stanton, Phó Tư lệnh Trung tâm Không gian mạng ưu việt (Army Cyber Center of Excellence, ACCE) của Quân đội Mỹ, đã tiết lộ với các phóng viên tại hội nghị bàn tròn truyền thông "Augusta-2022" rằng lực lượng tác chiến mạng của Quân đội Mỹ đang nghiên cứu kỹ lưỡng về cuộc chiến điện tử bùng phát giữa các bên trong cuộc xung đột Nga-Ukraine và coi môn học liên quan đến tác chiến điện tử là các khóa trình bắt buộc, nhằm tích lũy kinh nghiệm đối kháng và giành ưu thế cho quân đội Mỹ trong các cuộc xung đột có thể xảy ra trong tương lai.
Lý do khiến quân đội Mỹ tập trung vào tác chiến điện tử trong cuộc xung đột Nga-Ukraine chủ yếu là do sự phát triển của quân đội Nga trong lĩnh vực tác chiến điện tử đã đạt đến mức có thể tạo thành ưu thế chiến thuật thiết thực trước quân đội Mỹ. Nếu quân đội Mỹ không nắm bắt kịp thời, rất có thể sẽ bị quân đội Nga bỏ xa trên đường đua này.
Xe tác chiến điện tử của Mỹ chủ yếu được sử dụng để gây nhiễu các quả bom của du kích cài ven đường (Ảnh: QQ). |
Đây không phải là lời cảnh báo quá mức. Trong cuộc xung đột Nga-Ukraine lần này, lực lượng tác chiến điện tử của quân đội Nga đã chế áp và gây nhiễu hệ thống chỉ huy tiền phương của quân đội Ukraine một cách toàn diện, dẫn đến việc Bộ tổng chỉ huy quân đội Ukraine không thể liên lạc được với chỉ huy trưởng lữ đoàn ở tiền phương và các lữ đoàn trưởng không thể liên lạc với các tiểu đoàn trưởng, các tiểu đoàn trưởng không liên lạc được với các đại đội trưởng. Nhiều đơn vị Ukraine thậm chí phải sử dụng liên lạc chạy bộ - phương thức liên lạc cổ xưa nhất để truyền đạt mệnh lệnh chiến đấu của họ.
Trong điều kiện khả năng nhận thức tình huống chiến trường và khả năng tương tác thông tin chiến trường ở trạng thái tê liệt, các binh sĩ Ukraine thuộc cùng một lữ đoàn thường phải chiến đấu độc lập do không thể chỉ huy được, kết quả cuối cùng là bị quân Nga bắt hoặc tiêu diệt do bị tách khỏi đơn vị.
Nếu không nhờ những chỉ huy đơn vị cơ sở của quân đội Ukraine có kinh nghiệm tác chiến dày dặn ứng phó kịp thời, và sử dụng hình thức tập đoàn để thu dung tập hợp lại những đơn vị đang tản mát và rời rạc để giữ vững chiến tuyến thì tuyến phòng thủ của Ukraine đã sụp đổ từ lâu trong tình cảnh hỗn loạn này.
Một số phương tiện tác chiến điện tử của Quân đội Nga (Ảnh: QQ). |
Sở dĩ quân đội Ukraine có nhiều kinh nghiệm đối phó như vậy là do họ đã sớm phải hứng chịu những tổn thất do lực lượng tác chiến điện tử Nga. Ngay từ đầu cuộc xung đột năm 2014-2015, các đơn vị tác chiến điện tử của Nga đã tiến hành các cuộc tấn công điện tử mạnh mẽ và chính xác vào các lực lượng chính phủ Ukraine, làm vô hiệu hóa hoàn toàn các tín hiệu liên lạc vô tuyến, radar và GPS của Ukraine. Sự sụp đổ hoàn toàn của hệ thống chỉ huy cuối cùng đã góp phần vào cuộc thất bại lớn của quân đội Ukraine kéo dài 15 năm.
So với khả năng tác chiến điện tử ở cấp độ tác chiến mà quân đội Nga đang phát triển mạnh mẽ, thì bước tiến của quân đội Mỹ trong lĩnh vực tác chiến điện tử chậm hơn nhiều. Theo phân tích của giới quan sát quân sự, quân đội Nga lựa chọn phát triển tác chiến điện tử vì trong cuộc Chiến tranh Nga-Gruzia năm 2008, hệ thống chỉ huy của quân đội Nga đã bị “nhận đòn” vì sự can thiệp của tác chiến điện tử, Trung tướng Anatoly Khrulev Phó Tư lệnh Tập đoàn quân 58 tham chiến khi đó đã suýt bị chết vì pháo binh Gruzia. Điều này đã kích thích quân đội Nga phát triển mạnh mẽ khả năng tác chiến điện tử.
Năm 2015, phía Ukraine đã bị thiệt hại nặng nề do bị chế áp điện tử (Ảnh: QQ). |
Trong khi đó, Mỹ luôn chiến đấu trong các cuộc chiến tranh an ninh, và đối tượng tác chiến chính của họ là quân du kích ở Trung Đông, lực lượng thậm chí không bằng một phần mười quân đội Gruzia. Trên chiến trường như vậy, cách duy nhất mà quân đội Mỹ có thể sử dụng chiến tranh điện tử là gây nhiễu các quả bom đặt ven đường. Về lâu dài như thế, khả năng tác chiến điện tử của quân đội Mỹ chắc chắn sẽ suy giảm về cấp độ và các vấn đề khác.
Hiện khả năng tác chiến điện tử của quân đội Mỹ đã giảm đến mức độ nào? Đại tá Laurie Barker của Lực lượng Thông tin liên lạc Quân đội Mỹ nói: "Vấn đề lớn nhất của chúng ta là đã không hoạt động trong một môi trường thông tin liên lạc xấu trong nhiều thập kỷ, điều này khiến chúng ta không biết phải làm gì khi gặp phải nhiễu thông tin liên lạc. Lực lượng ở tuyến một không chỉ thiếu năng lực tác chiến điện tử mà còn thiếu kinh nghiệm tác chiến trong môi trường điện từ phức tạp."
Trung tâm tư vấn APS của Mỹ thậm chí còn thẳng thừng cho rằng khả năng tác chiến điện tử của quân đội Nga đã vượt xa Mỹ, và hai bên có khoảng cách về công nghệ tới hơn 10 năm. Một khi hai bên xảy ra chiến tranh, quân đội Nga sẽ phá hủy hoàn toàn hệ thống chỉ huy liên lạc của quân đội Mỹ.
Đánh giá này rõ ràng là tàn nhẫn đối với quân đội Mỹ. Bởi vì thứ quan trọng nhất trên chiến trường là hệ thống chỉ huy, một khi hệ thống chỉ huy bị tê liệt thì dù vũ khí trang bị tốt đến đâu cũng khó phát huy hết ưu thế tính năng.
Và đây cũng là mục đích của quân đội Nga khi phát triển mạnh mẽ tác chiến điện tử. Bởi vì so với xe tăng, máy bay và pháo binh, đòi hỏi nhiều thời gian và tiền bạc để hình thành hiệu quả chiến đấu, các đơn vị tác chiến điện tử có ưu thế là tốc độ hình thành nhanh hơn và chi phí thấp hơn.
Hệ thống gây nhiễu điện tử nổi tiếng Murmansk BN của Nga (Ảnh: QQ). |
Mặc dù chiến tranh điện tử không thể thay đổi khoảng cách cứng giữa Mỹ và Nga về vũ khí và thiết bị, nhưng quân đội Nga có thể xóa bỏ ưu thế về công nghệ của vũ khí và thiết bị của quân đội Mỹ bằng biện pháp can thiệp vào hệ thống chỉ huy, kéo quân đội Mỹ tới cùng cấp độ để chiến đấu. Các kịch bản được mô tả trong tiểu thuyết viễn tưởng đã trở thành hiện thực.
Trước việc quân đội Nga nắm được ưu thế chiến thuật tác chiến điện tử, điều duy nhất mà quân đội Mỹ có thể làm là theo dõi và phát triển các khả năng đối kháng điện tử tương ứng, rút ra kinh nghiệm về các biện pháp đối phó điện tử, để bù đắp hủy bỏ ưu thế tác chiến điện tử của Nga ở mức độ lớn nhất và giành lại vị thế của mình.
Từ thực tế rút ra kinh nghiệm về tác chiến điện tử trong cuộc xung đột Nga-Ukraine, quân đội Mỹ đã nhận thức được rằng không có ưu thế đơn phương trong cuộc xung đột vũ trang giữa các cường quốc và hai bên luôn ở trong thế đối đầu. Nếu Mỹ tiếp tục đối xử với xung đột giữa các cường quốc bằng cách đối phó với đội quân du kích ở Trung Đông, họ chắc chắn sẽ bị thất bại trong các cuộc chiến tranh trong tương lai.