Mỹ, NATO kinh sợ “trình” tác chiến điện tử Nga

Các hệ thống tác chiến điện tử Nga biến mọi ưu thế vũ khí công nghệ cao hiện có trong trang bị của NATO thành con số không, Tư lệnh Không quân Mỹ ở châu Âu, Tướng Frank Gorenc thú nhận.
Tác chiến điện tử là một biện pháp phi đối xứng lợi hại của Nga đối phó với ưu thế công nghệ cao của Mỹ và NATO
Tác chiến điện tử là một biện pháp phi đối xứng lợi hại của Nga đối phó với ưu thế công nghệ cao của Mỹ và NATO

“Họ đã lấp kín lỗ hổng. Ưu thế trên không của chúng ta đang tan biến. Nhưng đáng lo hơn là những khả năng mới của họ thực hiện chiến lược chống tiếp cận một số khu vực nhất định (A2/AD)”.

Thuật ngữ A2/AD của NATO dùng để chỉ hoạt động ngăn chặn lực lượng đối phương tiếp cận lãnh thổ của mình (anti-access hay A2) đồng thời hạn chế các hành động hiệu quả của đối phương trên lãnh thổ một khi chúng vẫn đột phá được vào (area-denial hay AD).

Hệ thống tác chiến điện tử Krasukha 2
Hệ thống tác chiến điện tử Krasukha 2
Hệ thống tác chiến điện tử Krasukha 2
Hệ thống tác chiến điện tử Krasukha 2

Phương Tây, trước hết là Mỹ cho rằng, chỉ có họ nắm giữ bí mật thực hiện khái niệm A2/AD và không bao giờ cho phép các lực lượng mà họ coi là kẻ thù tiến vào biên giới của họ.

Bản thân họ có quyền tuyên bố mọi khu vực trên thế giới là khu vực lợi ích sống còn của mình và có quyền tiến hành chiến tranh mà không ai làm gì được. Lãnh thổ Nga cũng không ngoại trừ.

Nhưng nay thì không phải máy bay hay tên lửa nào cũng có thể dễ dàng bay quay biên giới Nga, chứ chưa nói đến chuyện thực hiện các đòn tấn công chính xác.

Bức tường vô hình của các hệ thống tác chiến điện tử có thể “móc đi não bộ” của những vũ khí thông minh nhất của NATO đã trở thành trở ngại gần như không thể vượt qua.

Mô hình tác chiến của các hệ thống tác chiến điện tử Nga
Mô hình tác chiến của các hệ thống tác chiến điện tử Nga

“Nga không lấp kín lỗ hổng nào. Đúng hơn, chúng tôi chỉ quay lại vị trí đã rời bỏ khi nào đó. Các phương tiện tác chiến điện tử là một trong những thành tố then chốt của khái niệm A2/AD trong trường hợp đối kháng với một đối phương đã quen hành động dựa vào ưu thế trên không trung và dựa vào các vũ khí chính xác cao, cũng như dựa vào các thông tin tình báo toàn diện và “sâu”. Tuy nhiên, tác chiến điện tử có thể đánh văng tất cả những lá bài tẩy này khỏi tay kẻ xâm lược bằng cách tạo ra những điều kiện đúng nghĩa là không thể chịu đựng đối với cái gọi là “tung lực lượng”, Tổng giám đốc hãng Công nghệ vô tuyến điện tử Nga Nikolai Kolesov nói.

Lực lượng không quân-vũ trụ Nga (VKS) đang nhận được những máy bay và trực thăng có những thiết bị đặc chủng có khả năng không chỉ bảo đảm tự vệ mà còn bảo vệ cả những khu vực bằng cách phá vỡ liên lạc của đối phương, gây khó khăn cho đối phương trong việc trinh sát và sử dụng vũ khí chính xác cao.

Trong số các phương tiện đó có hệ thống độc đáo Rychag-AV trang bị trên trực thăng, có khả năng làm mù radar đối phương từ xa mấy trăm ki-lô-met.

Trung tâm đầu não của hệ thống phòng thủ mặt đất công nghệ cao là hệ thống trinh sát vô tuyến điện tử và điều khiển Moskva-1. Khả năng của nó cho phép tiến hành trinh sát radar đối không ở tầm đến 400 km. Việc trinh sát các tham số của các mục tiêu được thực hiện ở chế độ thụ động, nên bảo đảm tính bí mật cao. Sau khi phát hiện mục tiêu trên không, các tham số của chúng được truyền tới các hệ thống tác chiến điện tử, phòng không và không quân khác. Moskva-1 có thể đồng thời điều khiển hơn 7 hệ thống tác chiến điện tử, trong đó có các hệ thống tác chiến điện tử cơ động họ Krasukha.

Các hệ thống này có thể phát hiện và chế áp hiệu quả radar trên khoang của máy bay địch ở cự ly đến 300 km và ngăn cản địch phát hiện các mục tiêu trên khu vực phải bảo vệ và sử dụng vũ khí chống các mục tiêu đó.

Việc sử dụng tổng hợp và nhuần nhuyễn các hệ thống này sẽ không cho phép đối phương tiêu diệt nhanh các cơ sở lãnh đạo nhà nước và quân đội, hạ tầng thông tin, các mục tiêu kinh tế trọng yếu và các phương tiện đánh trả. Như vậy là quân đội Nga đang nắm giữ công nghệ A2/AD thực sự.

Theo VND