Tổng tham mưu trưởng liên quân Mỹ Joseph Dunford nói việc Thổ Nhĩ Kỳ mua S-400 từ Nga sẽ gây ra mối lo ngại ở Washington. Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan cho biết tại một cuộc họp báo ở Ankara rằng ông thấy không có lý do để lo lắng.
"Tôi nghĩ rằng mối quan ngại của Mỹ trước hết là do cạnh tranh. Không có bí mật trong việc Nga giữ vững vị trí thứ hai trên thế giới sau Mỹ về việc xuất khẩu vũ khí cả bằng tiền về số lượng. Ngoài ra, nếu nói một cách thẳng thắn rằng cả một loạt các nước trên thế giới đang xếp hàng để mua hệ thống tên lửa phòng không S- 400. Việc sử dụng thực tế, làm quen với các đặc điểm của hệ thống tên lửa phòng không dẫn đến kết luận rằng chúng thực sự vượt trội về khả năng của chúng so với mô hình Mỹ tương tự như Patriot và các sản phẩm của Tây Âu", ông Murakhovsky nói.
Ông lưu ý rằng "so sánh về giá cả, chất lượng nói chung thì S-400 không có đối thủ cạnh tranh, do đó Mỹ không ngần ngại kể cả ở mức cấp cao như vậy muốn chọc gậy vào bánh xe".
Chuyên gia Murakhovsky nhấn mạnh rằng Nga có kinh nghiệm trong việc bán các hệ thống tên lửa chống máy bay tiên tiến và tổ hợp cho nước thành viên của NATO, ông nhắc đến thương vụ bán hệ thống tên lửa phòng không S-300 và hệ thống Buk cho Hy Lạp.
"Đối với những nỗi lo ngại để lộ một số bí mật: Tất cả các hệ thống vũ khí được bán ra nước ngoài là hình thức xuất khẩu. Chúng khác biệt so với những sản phẩm cung ứng cho lực lượng vũ trang Nga. Trong cơ chế của Bộ Quốc phòng Nga có Cơ quan Liên bang về hợp tác kỹ thuật- quân sự, có trách nhiệm theo dõi việc giao hàng ở nước ngoài để không làm tổn hại đến an ninh quân sự của Liên bang Nga", chuyên gia phân tích giải thích rõ.
Ông tin tưởng rằng công nghệ sản xuất S-400 sẽ không được bán cho Thổ Nhĩ Kỳ. "Để thiết lập việc sản xuất trong lãnh thổ của nước đó phải mất hàng thập kỷ và hàng trăm tỷ đô la", ông Murakhovsky kết luận.
Chỉ trích tuyên bố của ông Mattis về việc Thổ Nhĩ Kỳ mua S-400, ông Chashin nói: "Thổ Nhĩ Kỳ là nước có chủ quyền và độc lập. Là thành viên của NATO, đồng thời Thổ Nhĩ Kỳ có quyền mua từ các nước khác những loại vũ khí cần thiết cho an ninh quốc gia. Và sử dụng hay không sử sụng các loại vũ khí mà Thổ Nhĩ Kỳ sở hữu là công việc của Liên minh ".
"Lúc đầu Mỹ đã không chấp nhận các điều khoản của Thổ Nhĩ Kỳ về hệ thống Patriot. Tiếp theo, Mỹ chống thỏa thuận giữa Ankara và Bắc Kinh về việc cung cấp vũ khí. Sau đó, Thổ Nhĩ Kỳ một lần nữa đã tổ chức đấu thầu, đưa ra các điều kiện trước đó, và một lần nữa Mỹ không hài lòng. Nếu Thổ Nhĩ Kỳ có các hệ thống phòng không mạnh mẽ, điều đó sẽ chỉ là lợi thế đối với Hoa Kỳ. Chúng ta đã có điều kiện chứng kiến điều đó ở Đông Địa Trung Hải. Trong tình huống này, tôi không thể hiểu tại sao vũ khí của các nước NATO khác được mô tả như là loại tương thích, mà các hệ thống S-400 lại bị đề cập là không tương quan các tiêu chuẩn của liên minh. Nếu nói rằng C-400 không thể tích hợp vào NATO thì sai lầm từ quan điểm kỹ thuật. Bất kỳ mọi loại hệ thống vũ khí đều có thể tích hợp được", ông Chashin nhấn mạnh.
Về tuyên bố của người đứng đầu Lầu Năm Góc, ông Mesut Hakkı Chashin, sĩ quan Không quân Thổ Nhĩ Kỳ về hưu, giáo sư Quan hệ Quốc tế của Học viện Không quân và Đại học Ozyegin ở Istanbul nhấn mạnh rằng quan ngại của Mỹ đối với việc Thổ Nhĩ Kỳ mua các tổ hợp S-400 là vô căn cứ.
"Thổ Nhĩ Kỳ đã từng liên hệ với NATO để mua các hệ thống phòng không. Tuy nhiên, vì lý do chính trị, Đức đã thu hồi các tổ hợp Patriot để gây đòn bẩy áp lực chính trị. Bên cạnh đó, tổ hợp Patriot không thể bao trùm tất cả các khu vực có thể bị đe dọa của Thổ Nhĩ Kỳ. Trong khi đó, hệ thống S-400 có tất cả các thiết lập cực kỳ hiện đại mà Thổ Nhĩ Kỳ cần đến, với tầm xa 400 km, tầm cao lên đến 30 km. Tên lửa SAM có thể đồng thời bắn trúng 36 mục tiêu, nếu cần thiết, có thể bắn trúng 72 mục tiêu với sự hỗ trợ của pin kép. Đối với Thổ Nhĩ Kỳ, tất cả điều này là những yếu tố rất quan trọng. Tôi nghĩ rằng, là một quân nhân có kinh nghiệm, người đứng đầu Lầu Năm Góc cũng nhận thức được điều này".