Mỹ “dằn mặt” Trung Quốc với lá chắn tên lửa

VietTimes -- Hàn Quốc đang tích cực xem xét lời đề nghị từ phía Mỹ lắp đặt hệ thống phòng thủ tên lửa THAAD tại quốc gia này để đối phó mối đe dọa từ phía Triều Tiên. Tuy nhiên, đây chỉ là một chiến thuật để Mỹ ngăn chặn và kiềm chế Trung Quốc.
Một cuộc tập trận trung giữa hai nước Mỹ - Hàn
Một cuộc tập trận trung giữa hai nước Mỹ - Hàn

THAAD - "Lưỡi kiếm" tại châu Á của Mỹ

Mới đây, trong cuộc thảo luận do Trung tâm tiến bộ Mỹ tổ chức tại Washington,  theo ông Jon Wolfsthal – chuyên gia các vấn đề về hạt nhân của Ủy ban an ninh quốc gia Nhà Trắng cho biết, nếu cần, việc bố trí hệ thống phòng thủ THAAD là nhu cầu chung của cả hai nước Mỹ và Hàn Quốc.

Hệ thống Terminal High Altitude Area Defense THAAD (hệ thống phòng thủ khu vực pha cuối tầm cao) là một hệ thống phòng thủ do tập đoàn Lockheed Martin thiết kế để đánh chặn các tên lửa đạn đạo. THAAD sẽ phát huy vai trò quan trọng trong việc ngăn chặn hạt nhân và bảo vệ  nước Mỹ.

Hàn Quốc là đồng minh quan trọng của Mỹ tại khu vực Đông Bắc Á – chỉ đứng sau Nhật Bản, vị trí địa lý lại giáp Trung Quốc, Nga, trở thành mục tiêu để Mỹ bố trí hệ thống phòng thủ tên lửa. Trước đó, từ chính phủ đến quân đội Mỹ luôn cố gắng thuyết phục Hàn Quốc lắp đặt hệ thống THAAD, có thể nói cũng đã gây sức ép. Tuy nhiên, do ý tưởng này vấp phải sự phản đối gay gắt từ phía Trung Quốc và Nga nên Hàn Quốc đã không đồng ý với lời đề nghị này của Mỹ.

Tuy nhiên, sau khi triều Tiên tuyên bố thử nghiệm hạt nhân thành công, ngày 13/11, trong bài phát biểu trước toàn dân, tổng thống Hàn Quốc Park Geun-hye cho biết, để bảo vệ an ninh và lợi ích quốc gia, Hàn Quốc sẽ xem xét vấn đề để Mỹ lắp đặt hệ thống phòng thủ THAAD trên bán đảo. Trước động thái này, có bình luận chỉ ra rằng, mối lo ngại của Hàn Quốc về vấn đề an ninh và chiến lược trở lại châu Á của Mỹ đã bắt nhịp với nhau, chính Triều Tiên là quốc gia đã kéo Trung Quốc vào mối đe dọa về an ninh ở Đông Bắc Á.

THAAD tiêu diệt mục tiêu như thế nào?

Đầu tiên, một tên lửa mục tiêu sẽ được phóng đi từ một vị trí nằm khá xa, tiếp đến radar AN/TPY-2 sẽ theo dõi và tính toán quỹ đạo bay của tên lửa mục tiêu. Thông tin từ radar AN/TPY-2 sẽ gửi đến trung tâm điều khiển để xử lý và chuyển tiếp cho hệ thống kiểm soát bắn. Một radar AN/TPY-2 thứ 2 sẽ làm nhiệm vụ điều khiển hỏa lực dẫn đường cho tên lửa đánh chặn mục tiêu. Quá trình từ lúc phát hiện mục tiêu đến khi phóng tên lửa đánh chặn mất khoảng 5 phút. THAAD có khả năng đánh chặn tên lửa đạn đạo trong phạm vi từ 150-200 km.

Theo Cơ quan Phòng thủ tên lửa Mỹ, hơn 6.300 tên lửa đạn đạo nằm ngoài tầm kiểm soát của Mỹ, NATO, Nga và Trung Quốc. Các đối tác của Mỹ trên toàn thế giới đang tìm cách để mua hệ thống đánh chặn THAAD. UAE đã trở thành khách hàng nước ngoài đầu tiên sau khi ký bản hợp đồng trị giá 3,4 tỷ USD với Bộ Quốc phòng Mỹ.

 THAAD có khả năng vô hiệu hóa mối đe dọa từ các tên lửa đạn đạo của đối phương. 

Trước ý tưởng lắp đặt hệ thống phòng thủ THAAD tại Hàn Quốc , có chuyên gia quân sự chỉ ra rằng, hệ thống phòng thủ THAAD chủ yếu chặn đứng các cuộc tấn công của tên lửa chiến lược tầm xa, trong khi Triều Tiên và Hàn Quốc ở rất gần nhau, hoàn toàn không phát huy được vai trò thực chất.

Xét trên góc độ địa lý, thủ đô Seoul của Hàn Quốc cách biên giới Triều Tiên – Hàn Quốc rất gần, hoàn toàn nằm trong tầm bắn của pháo binh Hàn Quốc, hoàn toàn không cần sử dụng đến tên lửa, việc lắp đặt hệ thống phòng thủ THAAD rõ ràng là nhằm vào mục đích khác.

Thực ra đối với Mỹ - quốc gia đã nhiều năm kêu gọi “xây dựng hệ thống phòng thủ phiên bản châu Á”, đưa hệ thống này vào Hàn Quốc chắc chắn là một bước tiến quan trọng. “Đối phó với mối đe dọa từ phía Triều Tiên” chỉ là lời biện minh công khai mà Mỹ đưa ra mà thôi. “Chặn trước cửa nhà Trung Quốc” là lời nhận định chung của nhiều chuyên gia.

Trên thực tế, đối với Lầu Năm Góc – cơ quan luôn nỗ lực thúc đẩy lắp đặt hệ thống phòng thủ tên lửa, mục đích không phải là nhằm vào Triều Tiên – quốc gia vẫn chưa sở hữu năng lực tấn công hạt nhân, mà là tranh thủ thời cơ đặt nền móng cho chiến lược trở lại châu Á, xây dựng hàng rào phòng thủ tên lửa nhằm vào Trung Quốc trên phạm vi rộng hơn.

Sơ đồ minh họa quá trình phát hiện, theo dõi và đánh chặn tên lửa đạn đạo của hệ thống phòng thủ tên lửa THAAD. 

Nguồn tư liệu cho thấy, hệ thống phòng thủ tên lửa của Mỹ bắt đầu được xây dựng từ năm 2001, đến nay đã trải qua 78 lần thử nghiệm, trong đó có 62 lần thành công. Khi Hàn Quốc lắp đặt thành công hệ thống phòng thủ THAAD, chiếc ô phòng không là hệ thống phòng thủ tên lửa khu vực Thái Bình Dương có thể che chắn cho biên đội hàng không mẫu hạm cũng có năng lực chống tên lửa tiếp cận bờ biển Đông Á.

Hệ thống phòng thủ tên lửa hai tầng có thể đối kháng với các cuộc tấn công của tên lửa có quy mô tương đương. Hiện tại, khi phải đối mặt với mối đe dọa từ phía tên lửa chống tàu, Mỹ chỉ có thể rút biên đội hàng không mẫu hạm ra ngoài khu vực cách bờ biển đại lục Đông Á 2.000 km. Do đó dây là bộ phận tổ thành quan trọng trong “chiến tranh không - biển” và “chiến lược chống tiếp cận” mà Trung Quốc xây dựng nhằm vào Trung Quốc tại khu vực châu Á – Thái Bình Dương.

Trung Quốc: Cay đắng khi bị Triều Tiên kéo xuống vực

Mặc dù từ lâu Mỹ không ngừng gây sức ép cho chính phủ Hàn Quốc trong vấn đề này, nhưng phía Hàn Quốc đã nhiều lần xem xét đến những rủi ro an ninh và nguồn kinh phí đầu tư khổng lồ nếu lắp đặt hệ thống phòng thủ tên lửa. Các nhà quyết sách của Nhà Xanh hiểu rõ hơn ai rằng, nếu Hàn Quốc xác định lắp đặt hệ thống phòng thủ THAAD, chắc chắn sẽ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến mối quan hệ Trung Quốc – Hàn Quốc ngày càng mật thiết và sự tin tưởng mà hai nước dành cho nhau, đồng thời sẽ gây ra cuộc chạy đua quân sự mới ở Đông Bắc Á, phản ứng dây chuyền mà nó gây ra rất đáng lo ngại, và vấn đề an ninh quốc gia mà Hàn Quốc theo đuổi cũng chưa chắc đã được bảo đảm.

Hiện tại, sau khi Triều Tiên tuyên bố đợt thử nghiệm hạt nhân mới, trong thời khắc đầy sóng gió này, mặc dù Hàn Quốc càng có thêm quyết tâm đón nhận hệ thống phòng thủ THAAD mà Mỹ đề nghị lắp đặt, tuy nhiên chắc chắn Seoul vẫn cân nhắc thận trọng, đây chính là nguyên nhân khiến tổng thống Park Geun-hye còn đang do dự, chưa đưa ra quyết định cuối cùng.

Liên hệ với “quốc gia gây sự” trong sự kiện này, rõ ràng là chính sách an ninh bất bình thường của Triều Tiên lấy phát triển vũ khí hạt nhân làm then chốt đã liên lụy đến Trung Quốc. Hiện tại, bài toán về sự ổn định và vấn đề hạt nhân của bán đảo Triều Tiên đã được bày ra trước mặt Trung Quốc, không thể không trở thành nhân tố ảnh hưởng đến chiến lược phát triển của quốc gia này.

Trên thực tế, Trung Quốc là quốc gia không muốn nhìn thấy cục diện bán đáo rơi vào tinh trạng căng thẳng nhất. Trước đó, trước các cuộc tập trận trung giữa Mỹ và Hàn Quốc hoặc các biện pháp trừng phạt đối với Triều Tiên, thái độ truyền thống của Trung Quốc là kêu gọi các bên bình tĩnh, kiềm chế, tránh làm tổn hại đến lợi ích khu vực và lợi ích quốc tế - trong đó có Trung Quốc.

Tuy nhiên, sau khi Triều Tiên tập trung mọi lực lượng, liên tiếp đi vào con đường phát triển vũ khí hạt nhân, khiến nước Mỹ ở bên kia bờ đại dương tìm ra được điểm đặt chân chiến lược, giương cao ngọn cờ “đối phó với mối đe dọa từ phía Triều Tiên”, tăng cường xây dựng hệ thống phòng thủ quân sự ở khu vực Đông Bắc Á, kêu gọi các nước đồng minh Hàn Quốc, Nhật Bản, Australia bao vây, kiềm chế Trung Quốc.

Điều này cũng giúp chúng ta lý giải được tại sao Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc buộc phải dùng cụm từ “không cho phép gây sự trước cửa nhà Trung Quốc” để nâng thái độ của Trung Quốc đối với vấn đề an ninh khu vực lên cấp độ cứng rắn.

Nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong Un tuyên dương các nhà khoa học nghiên cứu và chế tạo bom H cho quốc gia này. 

Cùng với đó, khi Mỹ, Nhật Bản, Hàn Quốc lấy cớ vấn đề hạt nhân Triều Tiên, đẩy bầu không khí trên bán đảo ngày càng căng thẳng hơn, lại càng dễ kích thích Triều Tiên. Liên tưởng đến sự sụp đổ của chính quyền Saddam Hussein và Abu Minyar al-Gaddafi tại Tây Á, Bắc Phi, chắc chắn Bình Nhưỡng sẽ không cam tâm buông tay đứng nhìn.

Và nếu vòng tuần hoàn xấu cứ thế diễn ra, cục diện an ninh khu vực rất khó tránh khỏi việc xuất hiện một vài biến số, điều này khiến cho môi trường an ninh xung quanh Trung Quốc ngày càng tồi tệ hơn. 

H.L