Mỹ "đâm lưng" Nga, dọn đường cho IS mở chiến trường mới

VietTimes -- Những hành động gần đây của chính quyền tổng thống Trump đã cho thấy Mỹ vẫn đang lặp lại chính sách từ thời tổng thống Obama qua việc tạo nên một hành lang đào thoát cho khủng bố, đưa chúng trở lại chiến trường thông qua các nước chư hầu, Văn hóa Chiến lược nhận định.

Katehon một nhóm chuyên gia về việc bảo vệ chủ quyền của các đất nước chống lại những cuộc xâm lược và đảo chính từ nước ngoài đã có một bài viết vào ngày 15.5: Nhân viên đặc vụ: Cuộc tấn công vào Nga đang được chuẩn bị và đưa ra những thông tin dưới đây:

Theo các cơ quan hành pháp của Nga và Trung Quốc, những tay khủng bố đã bỏ trốn khỏi Syria và Iraq bằng đường biển qua cảng Qasim tại thành phố Karachi thuộc Pakistan để tới Peshawar. Sau đó, chúng được phân bố rải rác tại tỉnh Nangarhar tại phía đông của nước này. 

Khủng bố IS tại Afghanistan.
Khủng bố IS tại Afghanistan.

Kể từ cuối năm 2017, các lãnh đạo của nhóm khủng bố IS quyết định đưa 500 tay súng từ Syria và Iraq tới Afghanistan bao gồm vài chục phụ nữ. Nguồn tin từ một cơ quan hành pháp của Nga cho hay: "Tất cả bọn chúng đều đang ở tỉnh Nangarhar. Chúng là công dân của Sudan, Kazakhstan, Cộng hòa Séc, Uzbekistan, Pháp và nhiều nước khác". Việc di chuyển các nhóm khủng bố lên phía bắc được tổ chức theo hai hướng: Tại Tajikistan, khủng bố thâm nhập tỉnh Nuristan và Badakhshan; và tại Turkmenistan chúng sẽ vào các tỉnh Farah, Ghor, Sari-Pul và Faryab. Người đứng đầu tỉnh Nangarhar, ông Gulab Mangal tự giám sát các hoạt động của phiến quân trong khu vực. Ông đã được chỉ định làm điều phối viên khu vực của Hội đồng lập pháp tối cao tại Paktia sau khi Mỹ xâm lược Afghanistan vào năm 2001. 

Ông Mangal có một mối quan hệ lâu dài với tình báo Mỹ. Đặc biệt, ông đã từng chống lại quân đội Liên Xô trong chiến dịch Afghanistan. Ngay sau cuộc xâm lược của Mỹ năm 2001, ông được chỉ định là người đứng đầu chính phủ địa phương tại Pashtuns, bộ lạc của ông. Mangal cũng nhận được sự yêu thích của báo chí phương Tây. Hầu hết các ấn phẩm chính của truyền thông Mỹ và Anh đều có những thông tin đặc biệt tích cực về ông. BBC còn gọi ông là "niềm hy vọng của tỉnh Helmand" - tỉnh mà ông từng đứng đầu.

Theo Bộ Quốc phòng Afghanistan, trong tương lai gần lãnh đạo IS dự định mở rộng quân số lên tới 1.200 người. Hầu hết chúng sẽ nằm dưới sự kiểm soát của Gulab Mangal và quân của ông. 

Vùng Taliban và IS kiểm soát trên đất Afghanistan.
Cũng cần lưu ý là hai căn cứ quân sự lớn nhất của Mỹ tại Afghanistan lại thuộc khu vực lân cận của tỉnh Nangarhar khó có thể là một sự tình cờ.

Trong cùng thời điểm, cộng đồng chuyên gia chỉ ra áp lực với Tajikistan và Turkmenistan cũng chỉ là một trong số những "động tác" trung gian của một kế hoạch kết hợp để tấn công Nga. Giám đốc của Trung tâm Chuyên môn Địa chính trị Valery Korovin tin rằng Mátxcơva cần chuẩn bị cho một cuộc tấn công diện rộng của các đối thủ địa chính trị trên mọi mặt trật: tại Ukraine có thể thông qua Armenia cũng như một loạt các nước thuộc Liên Xô cũ. Ông Korovin tuyên bố: 

"Việc gây mất ổn định tình hình Trung Á sẽ giúp Mỹ và đồng minh đạt được một loạt các mục tiêu cùng lúc. Đầu tiên, Washington có thể khiến Mátxcơva và Tehran sao nhãng về Syria. Thứ hai, nếu chiến dịch này thành công, phương Tây sẽ tìm cách gây mất ổn định cho kế hoạch Vành đai - Con đường vốn được "thiết kế" để thúc đẩy sự liên kết về kinh tế và hậu cần của lục địa Á Âu. Afghanistan cũng có những đường biên giới phía tây với Iran - điều có thể mở ra một mặt trận mới chống lại Tehran... Bắt đầu bằng áp lực kinh tế thông qua các lệnh trừng phạt mới, kết thúc bằng "những cuộc cách mạng màu liên tục tiếp diễn thời hậu Liên Xô và sự gây hấn trực tiếp từ mạng lưới của Mỹ.
Thực tế, Mỹ không chiếm đóng Afghanistan, thiết lập chế độ kiểm soát quân sự tại đây để xây dựng xã hội dân sự và nền dân chủ ở đây. Afghanistan chỉ là bàn đạp để tạo nên một mạng lưới khủng bố dưới sự hỗ trợ của Mỹ để chuẩn bị cho hành động gây hấn với Iran và Nga".
Lực lượng SDF do Mỹ chống lưng tại phía đông Syria.
Lực lượng SDF do Mỹ chống lưng tại phía đông Syria.

Nếu điều này là chính xác thì chính quyền của tổng thống Trump đang tiếp tục kế hoạch được triển khai bởi tổng thống Bush cha vào đêm 24.2.1990 để khống chế Nga mặc cho sự kết thúc của chủ nghĩa cộng sản tại Liên Xô, của hiệp định Vác-sa-va, của việc Liên Xô rút quân khỏi Afghanistan năm 1989 - một năm trước khi kế hoạch bí mật của chính quyền Bush được bắt đầu. 

Peter Korzun một thành viên của tổ chức Văn hóa Chiến lược đã đưa ra trường hợp "mặc cho những tuyên bố trái ngược gần đây, Mỹ vẫn đang ngồi 'chồm hỗm' tại Syria trong một thời gian dài". Ông lưu ý: "Tháng trước, quân đội Mỹ đã thông tin đang triển khai một tiền đồn mới tại vùng dầu mỏ al-Omar ở đông nam Deir Ezzor. Họ đã triển khai tới các vị trí xung quanh vùng dầu Conoco và al-Jafreh. Vào ngày 7.4, vùng xung quanh các vùng dầu tại Deir Ezzor được lực lượng SDF do Mỹ chống lưng tuyên bố là khu vực quân sự. SDF cũng đã chiến đấu với quân chính phủ Syria nhằm kiểm soát tỉnh này".  

"Ông Obama và tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Erdogan đã có những nỗ lực để chuyển IS từ tỉnh Mosul, Iraq tới Deir Ezzor với mục đích đẩy mạnh kế hoạch (do Mỹ - Thổ Nhĩ Kỳ và Ả rập Xê-út cộng tác) sử dụng IS để hạ tổng thống Syria Bashar al-Assad".  Và chính quyền của tổng thống Trump tiếp tục chính sách thời Obama hỗ trợ al-Qaeda và đôi khi là khủng bố IS tại Syria để cắt xẻo các vùng sản xuất dầu khí ra khỏi Syria thành một đất nước riêng do Mỹ kiểm soát, khi Mỹ và Ả rập Xê-út đã thất bại trong việc hất cẳng ông Assad trên toàn lãnh thổ Syria. 

Lính Nga tại Syria.
Lính Nga tại Syria.

Có thể, Mỹ vẫn chưa hài lòng khi Liên Xô đã kết thúc vai trò của họ trong cuộc Chiến Tranh Lạnh vào năm 1991 và đang tìm mọi cách để tìm cách thắng một "cuộc chiến nóng" chống lại Nga. Việc Mỹ cố tình ép Nga vào tình huống khó khăn lâu dài cùng việc đẩy quá xa mọi việc như sử dụng các loại tin tức như "Putin đã chiếm đoạt Crimea" hay mánh khóe để chứng minh Chiến Tranh Lạnh đang quay trở lại dù nó đã kết thúc khi Liên Xô sụp đổ. Thực tế đó cho thấy Nga có thể buộc phải đáp trả bằng con đường quân sự trực tiếp, coi cuộc chiến của Mỹ là một mối đe dọa sống còn với chủ quyền quốc gia của Nga. 

Sẽ không có chuyện Nga sẽ đầu hàng Mỹ, dù việc chiến đấu với Mỹ có thể khiến thế giới hủy diệt. Tổng thống Nga Vladimir Putin đã đề cập rất nhiều lần tới vấn đề này và dân chúng Nga hầu hết đều ủng hộ ông về điều đó. Và Mỹ cần phải nhận ra thực tế là nếu họ cứ ép Nga theo hướng như vậy thì rất có thể sẽ gây ra một cuộc chiến hạt nhân. Có vẻ ông Trump vẫn chưa nhận ra điều đó.