Phát biểu trong cuộc họp tại khách sạn National Harbor, Maryland, ông Zukunft nói: “Chúng tôi là quốc gia lớn nhất trên thế giới nhưng là quốc gia duy nhất trên thế giới không phê duyệt Công ước luật biển. Bây giờ, chúng tôi ngồi ở đây trên băng ghế dự bị trong khi hạm đội tàu phá băng của Nga đang khai phá Bắc cực”.
Theo đô đốc, nước Mỹ có nhiều tàu phá băng đi biển… là quốc gia thịnh vượng nhất trên trái đất, GDP gấp 8 lần so với Nga. Vậy tại sao Moscow có 27 tàu phá băng - thuộc loại “còi cọc” so với của Mỹ đang hoạt động trên đại dương, còn Washington thì không?
Về bản chất, Mỹ đã nhường Bắc Cực cho Nga và các quốc gia khác như Trung Quốc thực hiện nghiên cứu và mở rộng thềm lục địa tại đó. Tuy nhiên, điều gì sẽ xảy ra nếu Moscow đi lên? Washington sẽ phải làm gì? Tốt thôi, có lẽ chúng ta sẽ nói rằng: "Chúng tôi không tham gia trận đấu đó, hoàn toàn không".
Theo phiên bản Công ước luật biển gần đây nhất, Mỹ sẽ có thể yêu cầu bồi thường diện tích gấp hai lần kích thước của bang California. Họ cũng sẽ có quyền tiếp cận vào khoảng 13% lượng dầu và gần 30% lượng khí đốt tự nhiên trên thế giới, cũng như là 1 nghìn tỷ giá trị khoáng sản. Tuy nhiên, Thượng viện Mỹ đã không thông qua nó, mặc dù Tổng thống Mỹ Barack Obama đã hết sức ủng hộ.
Ông Zukunft cho biết, ước muốn đầu tiên của ông sau khi Công ước luật biển được thông qua là sẽ triển khai tàu phá băng, có thể cả vũ khí nếu cần thiết tới Bắc cực để khai phá.
Tuy nhiên, Tư lệnh Bắc Mỹ, William Gortney tuyên bố, Washington và Moscow không cạnh tranh để phân quyền thống trị ở Bắc Cực.
Trong khi tại Bắc Cực, Nga đang tăng tốc, mở rộng phạm vi ảnh hưởng quân sự, bao gồm cả việc bổ sung các lữ đoàn mới, tàu đến khu vực và xây dựng sân bay mới. Hiện Moscow đang xây dựng 13 sân bay mới và tuần tra tầm xa ngoài khơi bờ biển Alaska của Mỹ.
Bên cạnh đó, Nga cũng đang xem xét việc cải thiện khả năng quân sự của mình bằng cách phát triển một phiên bản được giám sát đặc biệt - súng chống máy bay và hệ thống tên lửa tự hành Pantsir (SA-22 Greyhound) để sử dụng tại khu vực này.
Mặc dù năm 2014, Tổng thống Nga Vladimir Putin khẳng định, Nga không có kế hoạch quân sự hóa vùng Bắc Cực, mà chỉ thực hiện các biện pháp cần thiết để đảm bảo an ninh trong khu vực, nhưng củng cố sự hiện diện tại khu vực Bắc Cực là một phần chiến lược quân sự của Moscow hướng tới năm 2020.
Trong khi đó, hải quân Mỹ cũng đang nghiên cứu các công nghệ cho phép thủy thủ, vũ khí hoạt động tốt hơn ở môi trường khắc nghiệt là Bắc Cực. Đồng thời gia tăng tập trận chung với Canada và các nước Bắc Âu để chuẩn bị mở rộng hoạt động ở Bắc Cực.
Mặt khác, Lầu Năm Góc đã yêu cầu Canada cài đặt một hệ thống cảm biến tên lửa mới tại Bắc Cực để nâng cấp cảm biến cũ và có thể phát hiện nhiều mối đe dọa tên lửa.
Theo: Báo Tin Tức