Mỹ chủ trương tăng cường triển khai quân sự ở tuyến đầu, có để đánh đối thủ ở vùng biển quốc tế

VietTimes -- Trước mối đe dọa mới, báo cáo đề nghị tăng cường chế tạo tàu sân bay cỡ nhỏ hơn, dựa nhiều hơn vào tàu ngầm để thực hiện các nhiệm vụ có mức độ rủi ro cao hơn, duy trì có hiệu quả sự hiện diện ở tuyến đầu.
Hạm đội tàu sân bay Mỹ phô trương sức mạnh trên Biển Đông. Ảnh: Sina
Hạm đội tàu sân bay Mỹ phô trương sức mạnh trên Biển Đông. Ảnh: Sina

Tờ nguyệt san National Interest Mỹ ngày 9 tháng 2 cho hay Trung tâm đánh giá ngân sách và chiến lược Mỹ vừa đưa ra một báo cáo chủ trương Lầu Năm Góc và Hải quân Mỹ chắc chắn tăng cường số lượng tàu ngầm, mở rộng quy mô hạm đội mặt nước, đồng thời chế tạo các tàu chiến như tàu sân bay nhỏ hơn, linh hoạt hơn.

Lấy đó làm một bộ phận của những nỗ lực rộng lớn hơn xem xét lại làm thế nào để xây dựng hạm đội Mỹ cho các cuộc xung đột và chiến dịch tương lai.

Báo cáo này công bố vào ngày 9 tháng 2 với tiêu đề là "Chấn hưng lại lực lượng trên biển của Mỹ, cơ cấu hạm đội mới của Hải quân Mỹ".

Trong báo cáo, Trung tâm đánh đánh giá ngân sách và chiến lược cho rằng: "Đến nay, cách làm sử dụng những trang bị cao cấp cỡ lớn như tàu sân bay cung cấp hỗ trợ cho tất cả các hành động của hải quân không thể cung cấp có hiệu quả hỏa lực năng lượng cao, nhanh chóng và khó bị tiêu diệt. Trong khi đó, loại hỏa lực này có thể cần thiết cho việc ngăn chặn các hành vi "xâm lược" ở Biển Đông hoặc biển Hoa Đông.

Trung tâm đánh giá ngân sách và chiến lược không đề nghị Mỹ từ bỏ hoàn toàn lực lượng lấy tàu sân bay làm trung tâm. Họ cho rằng hải quân cần coi trọng hơn tàu ngầm, và kêu gọi chấn hưng lại hạm đội mặt nước. Báo cáo này còn kêu gọi chế tạo một loại tàu chiến mới như tàu sân bay cỡ nhỏ hơn.

Trung tâm đánh giá ngân sách và chiến lược cho rằng: "Cách làm tốt hơn có thể là dựa vào tàu ngầm và tàu chiến mặt nước làm công cụ răn đe và tái bảo đảm chủ yếu, đồng thời triển khai tàu sân bay ở vùng biển quốc tế. Một khi xảy ra các hành động xâm lược, chúng có thể điều động ở vùng biển quốc tế để chống lại kẻ thù".

Tàu chiến Mỹ trên Biển Đông ngày 5 tháng 7 năm 2016. Ảnh: Sina
Tàu chiến Mỹ trên Biển Đông ngày 5 tháng 7 năm 2016. Ảnh: Sina

Mặc dù nghiên cứu này hoàn toàn không yêu cầu giảm số lượng tàu sân bay hiện nay, nhưng cho rằng xét tới các mối đe dọa mới như tên lửa chống hạm tầm xa và phòng thủ bờ biển của kẻ thù, tàu sân bay cỡ nhỏ hơn có tính cơ động cao hơn có thể sẽ làm cho các nhiệm vụ mang tính rủi ro cao sẽ khả thi hơn.

Theo báo cáo, cạnh tranh hải quân quốc tế ngày càng quyết liệt là nguyên nhân của sự thay đổi chiến lược.

Trung tâm đánh giá ngân sách và chiến lược cho rằng: "Đến nay, Hải quân Trung Quốc có hạm đội lớn thứ hai thế giới. Họ có một bộ phận rất lớn tàu chiến được chế tạo trong thập kỷ trước. Quân đội Trung Quốc có lực lượng không quân được hiện đại hóa nhanh chóng.

Ngoài ra còn có lực lượng tên lửa (nguyên là lực lượng Pháo binh 2), có thể triển khai một loạt tên lửa đạn đạo tấn công đối đất và chống hạm thông thường và vũ khí hạt nhân của nước này".

Báo cáo viết: "Kết hợp với mạng lưới theo dõi, giám sát tầm xa bao gồm các vệ tinh, radar bờ biển và các bộ cảm biến của Trung Quốc, những lực lượng này đã tạo ra một hệ thống phức tạp mạnh kiêm do thám và tấn công, có thể tạo ra mối đe dọa cho các lực lượng của Mỹ và đồng minh ở vùng biển và vùng trời ngoài biên giới Trung Quốc vài trăm dặm Anh".

Cụm tấn công tàu sân bay USS John C. Stennis, Hải quân Mỹ trên Biển Đông ngày 17 tháng 5 năm 2016. Ảnh: Sina
Cụm tấn công tàu sân bay USS John C. Stennis, Hải quân Mỹ trên Biển Đông ngày 17 tháng 5 năm 2016. Ảnh: Sina

Những con "át chủ bài" hạt nhân cũ hiện cũng có thể không được sử dụng đến.

Trung tâm đánh giá ngân sách và chiến lược cho rằng: "Phản ứng hạt nhân của Mỹ có thể sẽ tiếp tục làm tổn hại đến hệ thống quốc tế và chính trị mà sự thịnh vượng của Mỹ lệ thuộc vào".

"Vì vậy, trong một số trường hợp, đối thủ có thể không tiếp tục cho rằng sự răn đe hạt nhân của Mỹ là tin cậy, điều này làm cho sự răn đe thông thường có hiệu quả trở nên cần thiết".

Trung tâm này cho rằng, quay trở về với phương pháp "phủ nhận và trừng phạt" được dùng để răn đe trong thời kỳ Chiến tranh Lạnh, sẽ làm tăng sự lệ thuộc của Mỹ vào lực lượng triển khai ở tuyến đầu, đặc biệt là lực lượng hải quân.

Trung tâm đánh giá ngân sách và chiến lược cho rằng: "Máy bay, lực lượng, tàu chiến, bộ cảm biến và vũ khí của Mỹ cần triển khai ở lân cận khu vực đối kháng tiềm tàng. Mỹ đặc biệt là hải quân Mỹ sẽ cần quay lại quan điểm răn đe Chiến tranh Lạnh, đó là phủ nhận sự thành công của kẻ xâm lược hoặc lập tức trừng phạt kẻ xâm lược, buộc chúng phải dừng lại.

Nhưng, so với Chiến tranh Lạnh, hải quân của thập niên 30 thế kỷ 21 sẽ đối mặt với môi trường nguy hiểm mang tính thách thức hơn và việc bố trí thời gian có hạn hơn. Họ phải áp dụng phương pháp hành động mới để tiến hành uy hiếp trong những điều kiện này".

Nhưng, trung tâm này cho rằng, chiến lược hiện nay vẫn tập trung sức chú ý tới "duy trì có hiệu quả sự hiện diện ở tuyến đầu, chứ không phải là để quân đội làm tốt triển khai và chuẩn bị cho ngăn chặn và ứng phó với hoạt động của địch thủ tiềm tàng.

Tàu sân bay và tàu Aegis Hải quân Mỹ trên Biển Đông. Ảnh: QQ
Tàu sân bay và tàu Aegis Hải quân Mỹ trên Biển Đông. Ảnh: QQ

Hiện nay, Hải quân Mỹ có 274 tàu chiến, ít hơn so với nhu cầu 308 tàu của lực lượng liên hợp, càng ít hơn so với 355 tàu chiến hải quân cần có như Tham mưu trưởng Hải quân Mỹ đưa ra.

Trung tâm đánh giá ngân sách và chiến lược cho rằng, bất kể quy mô hạm đội thích hợp cuối cùng là như thế nào, "mục tiêu quan trọng trong 5 năm tới là: Hải quân phải chế tạo nhiều tàu chiến hơn, cho dù đến năm 2022 việc bàn giao 81 tàu chiến sẽ không thực tế".