Lo ngại xâm phạm quyền riêng tư với công nghệ nhận diện khuôn mặt

VietTimes – Công nghệ nhận diện khuôn mặt là một sáng tạo độc đáo, được ứng dụng nhiều trong thương mại nhờ tính toán tần suất sử dụng dịch vụ, phát hiện khách hàng tiềm năng, kiểm soát hành vi người dùng,... Tuy nhiên, nhiều người có ác cảm với công nghệ này.
Công nghệ nhận diên khuôn mặt là sáng tạo độc đáo, nhiều ưu việt nhưng lại làm dấy lên lo ngại xâm phạm quyền riêng tư. Ảnh: Internet
Công nghệ nhận diên khuôn mặt là sáng tạo độc đáo, nhiều ưu việt nhưng lại làm dấy lên lo ngại xâm phạm quyền riêng tư. Ảnh: Internet

Ưu điểm vượt trội của công nghệ nhận diện khuôn mặt

Công nghệ nhận diện khuôn mặt là một ứng dụng máy tính tự động xác định hoặc nhận dạng một người nào đó từ một bức hình ảnh kỹ thuật số hoặc một khung hình video từ một nguồn video. Ứng dụng sẽ so sánh các đặc điểm khuôn mặt chọn trước từ hình ảnh và một cơ sở dữ liệu về khuôn mặt. 

Thông tin từ tờ Trí thức trẻ, hệ thống nhận diện gương mặt tiên tiến có khả năng phân tích những phần bị giấu sau lớp khẩu trang, giúp thu hẹp các đối tượng và đưa ra phán đoán chính xác. Ngoài ra, có một số công nghệ hiện đại khác hỗ trợ cho nhận diện gương mặt như nhận diện dáng đi, nhận diện giọng nói, laser nhịp tim,... giúp nhận diện chính xác và nhanh chóng hơn.

Công nghệ này mỗi ngày một phát triển, thường được dùng trong an ninh và có thể được so sánh với các dạng sinh trắc học khác như các hệ thống nhận dạng vân tay hay tròng mắt. Các chuyên gia làm việc tại các công ty trí tuệ nhân tạo Trung Quốc cho biết những hệ thống giám sát mới nhất có khả năng nhận diện khá chính xác. Chúng có thể xác định gương mặt lộ một phần, dáng đi và các đặc điểm cơ thể khác biệt.

Với tính năng tính toán tần suất sử dụng dịch vụ, phát hiện khách hàng tiềm năng, kiểm soát hành vi người dùng,... các doanh nghiệp lớn ứng dụng hệ thống nhận diện khuôn mặt trong thương mại: bán lẻ, du lịch và ngân hàng. Ảnh: Internet
Với tính năng tính toán tần suất sử dụng dịch vụ, phát hiện khách hàng tiềm năng, kiểm soát hành vi người dùng,... các doanh nghiệp lớn ứng dụng hệ thống nhận diện khuôn mặt trong thương mại: bán lẻ, du lịch và ngân hàng. Ảnh: Internet

Nhiều thành phố ở Trung Quốc sử dụng công nghệ nhận diện khuôn mặt để "bêu tên" khiến người vi phạm xấu hổ; tìm kiếm tội phạm hay xác minh danh tính hành khách tại đám đông. Với tính năng tính toán tần suất sử dụng dịch vụ, phát hiện khách hàng tiềm năng, kiểm soát hành vi người dùng,... các doanh nghiệp lớn ứng dụng hệ thống nhận diện khuôn mặt trong thương mại: bán lẻ, du lịch và ngân hàng.

Lo ngại công nghệ nhận diện khuôn mặt xâm phạm quyền riêng tư

Nhận diện gương mặt là công nghệ đang được nhận nhiều sự quan tâm, tuy nhiên, cũng gặp phải không ít ý kiến trái chiều.

Cụ thể, công nghệ nhận diện khuôn mặt hoạt động không ổn định, hệ thống dễ bị lỗi, nhiều kết quả tìm ra bị sai lệch và không đúng với yêu cầu. Tháng 5/2019, thành phố Oakland (Mỹ) đã cấm sử dụng phần mềm nhận diện gương mặt vì lo ngại kết quả sai.

Theo thông tin từ tờ Thanh Niên Online, Deborah Raji - một nhà nghiên cứu da màu, đã có công trình nghiên cứu phát hiện phần mềm nhận diện khuôn mặt Rekognition của Amazon xác định không chính xác giữa phụ nữ và đàn ông với tỷ lệ sai sót lên đến 19%.

Theo tờ Vietnamnet, việc sử dụng công nghệ nhận diện khuôn mặt để giám sát cư dân khi không được sự đồng ý của họ khiến nhiều người cảm thấy bị xâm phạm quyền riêng tư. Khi công nghệ nhận diện khuôn mặt được tích hợp với hệ thống camera công cộng, giám sát viên có thể lựa chọn 1 người trên đường, nhận diện và trả về kết quả tên, tuổi, quê quán, quốc tịch,... Nhiều người người ác cảm với công nghệ này.

Trung Quốc là nơi đầu tiên trên thế giới triển khai công nghệ nhận diện khuôn mặt để giám sát cư dân. Hành động này đã khiến người dân phản đối, họ cho rằng công nghệ này đáng sợ như vũ khí hạt nhân.

Người dân Canada tuần hành chống phân biệt chủng tộc. Ảnh: TTXVN
Người dân Canada tuần hành chống phân biệt chủng tộc. Ảnh: TTXVN

Chính phủ các nước sẽ có 2 cách để sử dụng công nghệ nhân diện khuôn mặt. Cách thứ nhất: công nghệ này có thể coi là vũ khí hạt nhân và cấm sử dụng nó vào muc đích dân sự. Với cách thứ hai, công nghệ nhận diên khuôn mặt như một loại đồng vị phóng xạ, chính phủ sẽ quản lý, xem xét, điều chỉnh hoạt động một cách thích hợp.

Thông tin từ tờ Thanh Niên, tạp chí Thế giới số, mới đây, Amazon đã tuyên bố ngừng cấp phép công cụ nhận diện khuôn mặt của mình cho cảnh sát Mỹ trong vòng 1 năm. Amazon cũng kêu gọi các chính phủ đặt ra quy định mạnh mẽ hơn về công nghệ nhạy cảm này. Một hãng công nghệ khác là IBM cũng rời khỏi thị trường nhận diện khuôn mặt và cho rằng muốn chống lại việc lạm dụng công nghệ nhận diện khuôn mặt để phân biệt chủng tộc và giám sát công dân.

Cùng với đó, Microsoft cũng tuyên bố sẽ không cung cấp công nghệ nhận diện khuôn mặt cho các bên thứ ba, đặc biệt là các cơ quan thực thi pháp luật, cho đến khi có luật liên bang chi phối cách thức công nghệ có thể được triển khai và sử dụng một cách an toàn.

Các cộng đồng sắc tộc khác nhau, đặc biệt là các cộng đồng da màu ở những khu ổ chuột hoặc thu nhập thấp thường là nơi được thử nghiệm các công nghệ giám sát. Trong khi hầu hết thiết bị và công nghệ giám sát thử nghiệm này được đầu tư bằng tiền thuế của người dân nhưng cảnh sát lại cài cắm ở những nơi kém may mắn đó.

Các công ty công nghệ đưa ra quyết định này trong bối cảnh các cuộc biểu tình kêu gọi chấm dứt nạn phân biệt chủng tộc và sự tàn bạo của cảnh sát sau vụ việc người đàn ông da màu tên George Floyd (Mỹ gốc Phi) chết do cảnh sát quỳ gối lên cổ anh ta đến hơn 8 phút.

Theo ông Matt Cagle - Luật sư của Liên minh Tự do Dân sự Hoa Kỳ, công nghệ nhận diện khuôn mặt rất nguy hiểm đối với quyền tự do của mọi người. Được biết, quốc hội Mỹ đã dự tính ban hành các quy định về dịch vụ nhận diện khuôn mặt.