Vấn đề chủ yếu của hải quân Trung Quốc là họ đóng tàu không xuất phát từ nhiệm vụ quân sự mà từ nhiệm vụ chính trị. Đảng cộng sản Trung Quốc đặt ra nhiệm vụ này mà trong cách hiểu của người châu Âu thì nó là: cần xây dựng một hạm đội viễn dương. Nhưng nhiệm vụ kỹ thuật thì lại không có, chẳng hề có thông tin đầu vào chính xác nào.
Người ta chỉ trù tính rằng, Trung Quốc sau 20 năm nữa cần có 3 cụm hải quân có khả năng cạnh tranh với các nước láng giềng để nhảy vào tranh đoạt trái phép tại ba vùng tranh chấp là quần đảo Trường Sa của Việt Nam, bán đảo Triều Tiên và quần đảo Senkaku.
Cho đến gần đây, Trung Quốc vẫn hoàn toàn không có hải quân có thể coi là đáng kể. Mà ngay cả hiện giờ, hải quân Trung Quốc khó khăn lắm cũng chỉ hướng tới kiểm soát vùng biển ven bờ mà để làm việc đó, họ đã đóng những tàu chiến hiện đang tham gia tập trận với các chiến hạm Nga. Ngay từ đầu, chúng đã lỗi thời và không có mảy may cơ hội sống sót trong một trận hải chiến hiện đại, điều đó là hiển nhiên nếu xét đến sự lạc hậu công nghệ toàn diện của Trung Quốc hầu như trong tất cả các lĩnh vực quân sự.
Chương trình hải quân Trung Quốc chẳng qua là một thứ được tôn sùng hơn là một căn cứ để Mỹ đấu tranh để tiếp tục tăng ngân sách quân sự. Đi thì cứ đi, nhưng chẳng biết đi đâu, nhưng hãy làm ra 3 cụm hải quân viễn dương sau 10 năm nữa.
Ba cụm tàu sân bay có khả năng hoạt động viễn dương là một triển vọng rất xa xôi. Giai đoạn tiếp theo là xây dựng một hạm đội tiến ra khỏi vùng ven bờ và chỉ sau đó mới có thể nói về việc hình thành một hạm đội viễn dương như một nhiệm vụ chiến lược. Đồng minh duy nhất của Trung Quốc trên con đường dài lâu này là nước Nga. Nga đang cung cấp cho Trung Quốc chính những con tàu mà họ có thể làm chủ được, kể cả là theo trình độ của nhân lực. Vì thế mà có cuộc tập trận ở Viễn Đông, nơi mà tàu tuần dương Varyag của Nga và các đơn vị có sức chiến đấu nhất của hải quân Trung Quốc được sử dụng.
Một vấn đề khác là phương hướng phát triển hải quân Trung Quốc hoàn toàn khác Hải quân Nga. Bắc Kinh thuần túy đi theo con đường số lượng nên họ sẵn sàng mua các hệ thống và hạm tàu của Nga, kể cả ở cấu hình hạng hai miễn là thực hiện được ý tưởng mở rộng hải quân. Đó là những phí tổn tâm lý: không giải quyết vấn đề trang bị công nghệ mà mù quáng thực hiện quyết định của đảng trước hết mở rộng hạm đội biển gần, sau đó là hạm đội viễn dương.
Về con số thì có vẻ thật đáng sợ. Nhưng những tiếng la hét hoảng loạn về vấn đề này ở Washington liên quan đến các vấn đề đối nội hơn là đánh giá thực chất hạm đội Trung Quốc và chương trình “đổi mới” của nó. Bởi vì đây là sự gia tăng vật lý các trang thiết bị đã lạc hậu sẵn và không có khả năng đối đầu công khai với các hạm đội tiên tiến hơn, hơn là đổ mới. Ngay cả hạm đội phòng vệ Nhật vốn bị bó buộc về pháp lý cũng mạnh hơn nhiều hải quân Trung Quốc về mặt công nghệ.
Đó là chưa nói đến chuyện Trung Quốc đơn giản là không có sự yểm trợ đường không nào, mà họ chỉ mới nghĩ đến chứ chưa bắt đầu vì Trung Quốc còn chưa có ngay cả chương trình bảo vệ bờ biển bằng không quân. Cũng phải nói rằng, việc hình thành các cụm tàu sân bay chỉ dự định thực hiện ở thời kỳ “hình thành hạm đội viễn dương” vốn chẳng hề được xác định về thời gian và thời hạn hình thành khả năng bảo vệ trên biển.
Tóm lại, hiện tại nếu không có sự chi viện của hạm đội Nga, hải quân Trung Quốc chỉ là một cái bia bắn to đùng chứ không phải là một yếu tố chiến lược của trò chơi thế giới. Hạm đội tàu ngầm Trung Quốc, kể cả đội tàu ngầm nguyên tử cũng đang ở tình trạng trứng nước. Không hề có bằng chứng vững chắc nào cho thấy tàu ngầm Trung Quốc có khả năng tấn công chính xác. Có lẽ dĩ nhiên là có, nhưng xét đến quy mô đối kháng tàu ngầm, thì không ai có thể chắc chắn được.
Chẳng hạn, Ấn Độ đang đi theo con đường khác. Họ vạch ra rõ ràng các nhiệm vụ đề xây dựng hệ thống hạm đội mới cho phù hợp. Thủy quân lục chiến phát triển dựa trên kinh nghiệm các cuộc chiến tranh đã qua, ví dụ khi mà chỉ việc có các xe tăng bơi Liên Xô đã cho phép Ấn Độ nhanh chóng vượt qua thung lũng sông Hằng và chiếm giữ Bangladesh.
Còn cụm hải quân Ấn Độ ở quy mô viễn dương được hình thành chính là từ nhiệm vụ chiến lược kiểm soát toàn bộ vùng biển Ấn Độ Dương, trong đó có khả năng đối phó với các căn cứ Mỹ, trước hết là Diego Garcia trong cuộc tranh chấp liên quan đến các khu vực thềm lục địa có dầu.
Trung Quốc không đặt ra những nhiệm vụ cụ thể như thế. Có thể tùy ý khâm phục nền văn hóa Trung Hoa, nhưng nó chưa lần nào trong lịch sử ngàn năm của mình đưa đất nước này đến những thắng lợi mà là trái lại. Nga sẵn sàng giúp những gì có thể, nhưng đây là nhiệm vụ nặng nề đối với Nga bởi vì hạm đội Trung Quốc không phải là người trợ thủ mà là gánh nặng.
Ngay cả hiện nay thì Hạm đội Thái Bình Dương cũng mạnh hơn không biết bao nhiêu những ý tưởng táo bạo nhất của Bắc Kinh về việc xây dựng một hệ thống hải quân biển gần, chứ chưa nói đến một hệ thống viễn dương. Bởi vậy, những câu chuyện về sự phát triển của hạm đội Trung Quốc trước hết là liên quan đến nỗi sợ hãi muôn thuở của người Mỹ, hay trái lại là liên quan đến “sự ái mộ Trung Quốc” thời gian gần đây, khi mà quan niệm về trình độ công nghệ của công nghiệp Trung Quốc bị lệ thuộc vào cảm tưởng từ hàng tiêu dùng rẻ tiền Trung Quốc.
Tàu tuần dương không phải là bộ quần áo thể thao. Nó còn phải bơi, phải bắn, còn con người thì cần phải biết điều khiển nó. Đáng buồn là đến nay Trung Quốc vẫn gặp khó với điều đó. Nên dù có giúp họ đến bao nhiêu thì Nga vẫn có thể chỉ nhận được hiệu ứng Ai Cập và Syria trong những năm 1970, khi mà chính những mệnh lệnh của lãnh đạo thực tế đã không hề được hiện thực hóa trong cuộc sống vì bất khả thi về mặt kỹ thuật.
Theo VND