Sau khi các trang mạng Trung Quốc đưa tin về “sự vô dụng” của Su-22M3 và các máy bay chiến thuật khác của Không quân Việt Nam trước các tàu khu trục tên lửa hiện đại lớp Type 052D , ông Yevgeny Damantsev cho rằng, cần làm rõ thêm vấn đề này.
Xung đột căng thẳng tạm thời giữa Việt Nam và Trung Quốc liên quan đến tranh chấp chủ quyền đối với quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa đã không chỉ một lần đạt đến “điểm sôi” do các nỗ lực can thiệp vào cuộc xung đột của cả Philippines, nước đã ký với Mỹ hiệp ước quân sự, khi binh sĩ Philippines cùng với binh sĩ Việt Nam quyết định lên một hòn đảo ở quần đảo Trường Sa và chơi bóng đá như một hành động hòa bình và hài hòa trên khu vực lãnh thổ tranh chấp.
Ở đây, Mỹ đứng về phía Philippines, nhưng ngay cả trong một cuộc xung đột giả định giữa Việt Nam và Trung Quốc thì Mỹ cũng sẽ không bao giờ nhảy vào đối đầu với siêu cường hạt nhân thứ ba thế giới. Còn Việt Nam sẽ có thể giáng trả nếu Nga không giúp dàn hòa được các bên. Vì cả Việt Nam và Trung Quốc đều có điểm chung là quan hệ đối tác chiến lược với Nga.
Ông Damantsev phân tích: “Còn về chuyện “bắn hạ” các máy bay Su-22M3, hơn nữa là Su-30MK2 bằng các hệ thống tên lửa phòng không tầm xa trên hạm HQ-9 lắp trên các tàu khu trục lớp Type 052D của Trung Quốc, tôi xin nói “ngay lập tức” rằng, chuyện đó không đơn giản như thế, mà hạm đội Trung Quốc, trái lại, có thể ăn một quả tên lửa chống hạm vào mạn tàu”.
Tàu khu trục tên lửa lớp Type 052D của hải quân Trung Quốc |
Trong biên chế Không quân Việt Nam hiện có 24 Su-30MK2 và hơn 35 Su-22M3/M4 vốn được thiết kế để có thể phóng các tên lửa chiến thuật tầm xa Kh-59 MK/MK2 Ovod có tầm bắn đến 285 km, cũng như tên lửa chống radar và chống hạm Kh-31P/А.
Tầm bắn tối đa của hệ thống tên lửa phòng không HQ-9 đối với mục tiêu bay cao là 200 km, với mục tiêu bay thấp là 30-40 km. Chính từ độ cao nhỏ các máy bay Su của Việt Nam sẽ tác chiến khi tấn công các cụm tàu xung kích của Trung Quốc và cự ly tiến công sẽ không dưới 60 km, vì thế các máy bay Việt Nam có khả năng thực hiện cuộc tấn công ồ ạt từ bên ngoài tầm với của hỏa lực phòng không trên hạm của Trung Quốc.
Tên lửa Kh-59MK |
Các tên lửa Kh-59MK và Kh-31 cho phép làm điều đó dù được trang bị cho Su-22 hay Su-30, còn các tàu khu trục Trung Quốc với tất cả những nhược điểm sao chép của Aegis (hệ thống phòng không/phòng thủ tên lửa tích hợp trên tàu chiến của Mỹ) có thể không ngăn chặn nổi một cuộc tấn công ồ ạt. Do đó, có thể nói các trang mạng Trung Quốc rõ ràng xem nhẹ khả năng đáng gờm của Không quân Việt Nam trang bị hệ thống tên lửa tấn công Kh-59MK/MK2 Ovod.
Tên lửa Kh-59MK2 |
Để tăng cường sức mạnh răn đe của không quân, Việt Nam cũng nên xem xét cách tiếp cận của Ấn Độ.
Ấn Độ đang hiện đại hóa các tiêm kích đa năng Su-30MKI để chúng có khả năng tiêu diệt các mục tiêu “nằm sâu trong tim Trung Quốc”, trang mạng Ấn Độ defencenews.in đưa tin ngày 28/4/2015.
Khả năng này sẽ có được sau khi trang bị cho 42 Su-30MKI các tên lửa hành trình siêu âm BrahMos. Su-30MKI với bán kính chiến đấu 1.800 km sẽ cộng thêm cho uy lực sát thương của mình thêm 300 km (tầm bắn của tên lửa BrahMos).
BrahMos là tên lửa hành trình bay nhanh nhất thế giới với tốc độ 3M, tức là 1.000 m/s. “Các tên lửa BrahMos sẽ biến các tàu chiến và mục tiêu mặt đất thành tro bụi”, trang Russia and India Report khẳng định.
Theo VND
Bình luận của bạn đọc
Bình luận bằng tài khoản VietTimes
Bình luận bằng tài khoản mạng xã hội
Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu