Hoàn Cầu đe dọa chiến tranh với Mỹ trên Biển Đông

Trung Quốc đã gửi công hàm phản đối Mỹ trong sự kiện máy bay tuần thám Mỹ đã bay trên không phận của vùng nước tranh chấp ở Biển Đông, gây tranh cãi ngoại giao và sự căng thẳng giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới.
Hoàn Cầu đe dọa chiến tranh với Mỹ trên Biển Đông

Xung đột trong khu vực gia tăng do Trung Quốc đã nạo vét và bồi đắp nhiều rạn san hô và đá chìm mà Trung Quốc xâm chiếm tại quần đảo Trường Sa. Chính quyền Bắc Kinh tuần trước cho biết họ bày tỏ "sự bất bình cao độ" khi máy bay tuần thám của Mỹ bay qua khu vực gần rạn san hô, nơi Trung Quốc đang nạo vét và bồi đắp đảo nhân tạo. Cả hai bên đều cáo buộc các hành động là nguyên nhân gây lên xung đột và bất ổn khu vực.

Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hoa Xuân Oánh cho biết: thứ Hai tuần này, Trung Quốc đã đưa công hàm phản đối "hành vi khiêu khích" của Hoa Kỳ thông qua đường ngoại giao.

"Chúng tôi kêu gọi chính quyền Mỹ sửa  chữa những sai lầm, hành động có lý trí và ngăn chặn tất cả những tuyên bố và hành vi vô trách nhiệm" bà Hoa tuyên bố. "Tự do hàng hải và hàng không có nghĩa rằng tàu chiến và máy bay quân sự nước ngoài có thể bỏ qua quyền lợi chính đáng của nước khác cũng như an toàn đường vận tải hàng không và hàng hải."

Trung Quốc đã nhận được "lời nói xuyên tạc" từ nhiều người Mỹ về  việc bồi đắp đảo nhân tạo của Trung Quốc trên dải đá chìm và rạn san hô.

Tờ Hoàn cầu “Global Times”, một phụ san của báo Đảng Cộng sản “People's Daily”, cho rằng cuộc chiến tranh là "không thể tránh khỏi" giữa Trung Quốc và Mỹ trừ khi Washington chấm dứt đòi hỏi Bắc Kinh dừng bồi đắp các đảo nhân tạo trên tuyến đường thủy đang nằm trong vùng tranh chấp.

Tờ báo khẳng định Trung Quốc quyết tâm hoàn thành công việc bồi đắp đảo, gọi đó là "mấu chốt quan trọng nhất" trong đường lối chính trị đất nước.

Bình luận trên báo Hoàn Cầu không được coi là tuyên bố chính thức của nhà nước, nhưng đôi khi được coi như phản ánh tư duy của chính quyền.

Trung Quốc tuyên bố chủ quyền trên hầu hết Biển Đông, qua đó 5000 tỷ dollars vận tải thương mại hàng hải mỗi năm. Philippines, Việt Nam, Malaysia, Đài Loan và Brunei đều tuyên bố chủ quyền chồng lấn trên biển Đông.

Mỹ đã thường xuyên kêu gọi tất cả các bên tranh chấp không tiến hành những hoạt động làm thay đổi nguyên trạng ở Trường Sa và cáo buộc Trung Quốc thực hiện bồi đắt với quy mô vượt xa bất kỳ quốc gia nào khác.

Washington cũng tuyên bố sẽ tiếp tục tăng cường tuần tra đường không và đường biển ở Biển Đông trong bối cảnh mối các chuyên gia quân sự – an ninh thế giới lo ngại Bắc Kinh có thể áp đặt các hạn chế về không phận và vùng nước ở quần đảo Trường Sa khi Trung Quốc hoàn thành bồi đắp và xây dựng trên bảy đảo nhân tạo.

Trung Quốc tuyên bố họ có mọi quyền hợp pháp để thiết lập Khu vực nhận dang phòng không "Identification Air Defence" ở Biển Đông nhưng điều kiện hiện nay không cho phép hiện thực hóa điều này.

Hoàn Cầu (Global Times) cho biết "những rủi ro vẫn đang được kiểm soát" nếu Washington công nhận quan điểm “trỗi dậy hòa bình” của Trung Quốc.

"Chúng tôi không muốn có một cuộc xung đột quân sự với Mỹ, nhưng nếu tình huống dẫn đến, chúng tôi phải chấp nhận nó", tờ báo nói.

Các phương tiện truyền thông Trung Quốc đã tăng cường hùng biện chống lại các cáo buộc từ phía Mỹ, cảnh báo các hành động trên Biển Đông có thể làm tổn thương mối quan hệ rộng lớn Mỹ - Trung. Nhưng dường như có sự tức giận phổ biến trong cái nhìn của nhân dân Trung Quốc cho đến thời điểm này,  xét những bình luận xúc cảm thể hiện trên Weibo, phiên bản Twitter của Trung Quốc.

Theo: QPAN