VietTimes – Cuốn sách "Giáo dục hiện đại" của GS. Hồ Ngọc Đại do Anbooks phát hành là những đúc kết, tinh lọc từ triết lý giáo dục tự học, tự vận động và qua bề dày thực tiễn của trường thực nghiệm trong 45 năm qua.
VietTimes -- Bộ sách giáo khoa (SGK) công nghệ giáo dục
đang là tâm điểm của dư luận sau khi Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) tổ chức
buổi gặp mặt, đối thoại trực tiếp với GS. Hồ Ngọc Đại và PGS. TS.
Nguyễn Kế Hào. Để rộng đường dư luận, VietTimes gửi đến bạn đọc thông tin về bộ SGK công nghệ giáo dục có chỉnh sửa đã được gửi lên Hội đồng thẩm định SGK.
VietTimes --
Sáng ngày 2/1, trao đổi với PV VietTimes, GS. Hồ Ngọc Đại cho biết, buổi gặp gỡ,
trao đổi, đối thoại do Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) tổ chức vào ngày hôm sau (3/1) là cơ hội để công khai trình bày tất cả những vấn đề liên quan đến bộ sách
giáo khoa (SGK) công nghệ giáo dục tới công luận.
VietTimes -- Ngày 3/1 tới, Bộ Giáo dục và Đào tạo
(GD&ĐT) sẽ đối thoại trực tiếp với GS. Hồ Ngọc Đại và PGS. TSKH. Nguyễn Kế
Hào – nguyên Vụ trưởng Vụ Giáo dục Tiểu học, Bộ GD&ĐT - về bộ sách giáo khoa
(SGK) công nghệ giáo dục.
VietTimes -- Tại cuộc họp công bố quyết định phê duyệt danh mục sách giáo
khoa (SGK) lớp 1 do Bộ GD&ĐT tổ chức chiều 22/11, TS. Thái Văn Tài - Vụ trưởng Vụ
Giáo dục tiểu học - cho biết, đến nay, Bộ GD&ĐT vẫn chưa nhận được bất kỳ ý
kiến phản hồi nào từ GS. Hồ Ngọc Đại – tác giả bộ SGK công nghệ giáo
dục.
VietTimes
-- PGS.TSKH. Nguyễn Kế Hào vừa có thư gửi Phó thủ tướng Vũ Đức Đam trao đổi
về việc bộ sách giáo khoa công nghệ giáo dục (CNGD) do GS. Hồ Ngọc
Đại chủ biên bị loại.
VietTimes –
Giáo dục, đặc biệt là giáo dục tiểu học đang là vấn đề được dư luận xã hội quan tâm đặc biệt. Nhân dịp kỷ niệm 10 năm chương trình giáo dục hiện đại
Cánh Buồm và 100 ngày mất của nhà giáo Phạm Toàn – người sáng lập và điều hành
chương trình, PV VietTimes đã có cuộc trò chuyện với GS. Hồ Ngọc Đại – người dành
cả cuộc đời chỉ để đi dạy lớp 1, “cha đẻ” của sách giáo khoa công nghệ giáo dục
và là người bạn tri kỷ của nhà giáo Phạm Toàn
VietTimes -- Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) vừa có văn bản trả lời PGS. TSKH. Nguyễn Kế Hào - nguyên Vụ trưởng Vụ Giáo dục Tiểu học, người đại diện cho Trung tâm Công nghệ Giáo dục, NXB Giáo dục Việt Nam - ký bản kiến nghị gửi lên Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc và Bộ trưởng Bộ GD&ĐT về việc bộ sách giáo khoa công nghệ giáo dục của GS. Hồ Ngọc Đại bị loại.
VietTimes – Sau khi bộ
sách giáo khoa công nghệ giáo dục của GS. Hồ Ngọc Đại bị loại ngay từ vòng đầu
của Hội đồng thẩm định sách giáo khoa, Trung tâm Công nghệ giáo dục đã có kiến
nghị gửi lên Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc và Bộ trưởng Bộ GD&ĐT. Để bạn
đọc thông tin rõ hơn về vấn đề này, PV VietTimes đã có cuộc trò chuyện với PGS.
TSKH. Nguyễn Kế Hào – Nguyên Vụ trưởng Vụ Giáo dục tiểu học (Bộ GD&ĐT).
VietTimes -- Ngày 24/9, GS. Hồ Ngọc Đại cho biết ông đã nhận được thông tin Trung tâm Công nghệ giáo dục gửi kiến nghị lên Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc và Bộ trưởng Bộ GD&ĐT, về việc sách giáo khoa Tiếng Việt công nghệ giáo dục bị loại ngay từ vòng đầu thẩm định.
VietTimes -- Chiều 23/9, nguồn tin của VietTimes cho biết, Trung tâm Công nghệ giáo dục đã có văn bản gửi Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc và Bộ trưởng Bộ GD&ĐT, về việc sách giáo khoa Tiếng Việt công nghệ giáo dục của GS. Hồ Ngọc Đại bị Hội đồng thẩm định sách giáo khoa loại.
VietTimes -- Trong cuộc tranh luận về sách Tiếng Việt lớp 1 công nghệ giáo dục đang sôi động trên báo chí, bên cạnh những ý kiến ủng hộ và đánh giá cao, một số ý kiến lại cho rằng sách vượt quá
trình độ của học sinh lớp 1, sử dụng từ ngữ chưa phù hợp,…Để có câu trả lời từ chính "cha đẻ" của sách Tiếng Việt lớp 1 công nghệ giáo dục về vấn đề này, PV VietTimes đã có cuộc trao đổi với GS. Hồ Ngọc Đại - người
dành cả cuộc đời chỉ để đi dạy lớp 1 và viết sách giáo khoa cho lớp 1.
VietTimes – Dư luận đang dành sự quan tâm đặc biệt tới bộ sách giáo khoa Tiếng Việt 1 công nghệ giáo dục của GS. Hồ Ngọc Đại, khi bất ngờ bị Hội đồng thẩm định sách giáo khoa loại ngay từ vòng đầu, dù đây từng là sách được Bộ GD&ĐT dùng để "xóa tái mù chữ" ở nhiều địa phương. Để
thông tin thêm cho bạn đọc về vấn đề “nóng” này, PV VietTimes đã có cuộc trao đổi
với bà Trương Thị Cẩm Tú – Hiệu trưởng Trường tiểu học công nghệ giáo dục Hà Nội.
VietTimes -- Thực tiễn là tiêu chuẩn của chân lý. Đó là một trong
những nguyên lý nhận thức thế giới trong triết học duy vật biện chứng và cũng
là thành tựu đột phá có ý nghĩa cách mạng trong lý luận về nhận thức và thực
tiễn. Thế nhưng, việc bộ sách giáo khoa lớp 1 của GS Hồ Ngọc Đại được
biên soạn và hoàn chính trong gần 40 năm qua hiện đang được gần 1 triệu
học sinh trong cả nước sử dụng làm sách học tập, lại bị loại ngay trong vòng 1
xét chọn sách giáo khoa cho Chương trình giáo dục phổ thông mới từ năm 2020 hoàn
toàn trái ngược với nguyên lý “thực tiễn là tiêu chuẩn của chân lý”.
VietTimes – Buổi sinh hoạt chuyên đề “Di chúc nghiệp vụ giáo dục” Hồ Ngọc Đại: Sách giáo khoa cho đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục", do Câu lạc bộ Cafe Số tổ chức tại Hà Nội sáng nay, 12/9, đã thu hút sự quan tâm của công chúng. Bởi lâu nay, vấn đề sách giáo khoa luôn là chủ đề "nóng" với phụ huynh.
VietTimes -- "Nền giáo dục hiện đại của lịch sử hiện đại được định hướng và thực thi theo triết lý hiện đại. Lịch sử hiện đại có thể chủ động vươn lên ngang tầm triết học hiện đại – chủ động tạo ra nền giáo dục theo triết lý hợp tác." - GS Hồ Ngọc Đại.
VietTimes -- "Nguyên lý sư phạm cơ bản nhất: Trẻ em muốn có gì thì phải tự mình làm lấy: Hồi còn ở nhà với cha mẹ thì làm theo bắt chước tự nhiên, tích lũy kinh nghiệm. Đến trường, em tự làm theo bản thiết kế CGD hay làm theo sự hướng dẫn trực tiếp của Thầy giáo" - Hồ Ngọc Đại.
VietTimes - "Đối tượng lĩnh hội là Tiếng, triển khai dọc theo tiến trình phát triển tự nhiên từ trừu tượng đến cụ thể hơn, từ đơn giản đến phức tạp hơn." - Hồ Ngọc Đại
VietTimes -- "Tôi nói tại chỗ, nói những
gì tự mình trải nghiệm và cảm nhận từ học sinh Trường Thực nghiệm suốt 40 năm qua,
nói từ trong lòng:
Hôm nay, tôi là người
hạnh phúc nhất đất nước này. Những gì tôi muốn, cơ bản tôi đạt được." - GS Hồ Ngọc Đại.