Mặc dù Danilenko và gia đình anh gặp chuyện rắc rối tại Nga nhưng câu chuyện về Danilenko liên quan tới cả quân đội Nga và những người nước ngoài có thể quan tâm tới chuyện gia nhập hàng ngũ quân đội Nga và tham gia chiến đấu – một cơ hội được tổng thống Vladimir Putin nhấn mạnh ngày 2/1/2015, khi ký cho phép công dân nước ngoài được đăng lính ở Nga.
Theo quan chức hướng dẫn đăng ký cho người nước ngoài của Bộ Quốc phòng Nga, bất kỳ người nước ngoài nào trong độ tuổi từ 18-30 đều có thể đăng ký phục vụ trong quân đội Nga với hợp đồng 5 năm, với điều kiện họ có thể chứng minh từ một cơ quan của Nga rằng họ có thể nói tiếng Nga, chưa từng phạm tội và có thể vượt qua một loạt các bài kiểm tra chuyên môn, tâm lý và y tế do sĩ quan tuyển trạch Nga phụ trách.
Thay đổi trên nhằm mục đích thiết lập quan hệ làm việc giữa quân đội Nga và công dân các nước Trung Á và các nước thuộc Liên Xô cũ, nơi Moscow đóng quân và duy trì căn cứ quân sự, nhưng không từ chối người Mỹ hoặc công dân các nước gia gia nhập. Bất chấp những thông tin về điều kiện khắc nghiệt trong quân đội Nga và mức lương thấp, tin tức về đội quân lê dương của Putin vẫn bay đi rất xa, vượt biên giới các nước thuộc Liên Xô cũ.
Một số người như Rachel, cô gái 18 tuổi đến từ vùng Trung Tây nước Mỹ chỉ xem đây là cơ hội tốt để bộc lộ quan điểm chống lại cái họ xem là chính sách đế quốc của Mỹ. Rachel chú ý tới chương trình tuyển mộ người nước ngoài của Nga sau khi ấn tượng với những dân quân ly khai thân Nga chiến đấu ở miền đông Ukraine.“Với tôi, Nga hiện thân cho lực lượng bảo vệ chống lại những tham vọng toàn cầu của Mỹ. Do đó tôi cố gắng gia nhập dân quân thân Nga nhằm chiến đấu chống lại điều đó”, cô cho biết.
Rachel tự mô tả mình là người có lý tưởng, cảm thẩy cô ngày càng thiện cảm với Nga như cô từng chứng kiến, nhằm ngăn chặn sự bá quyền của Mỹ. “Tôi thấy tham vọng của nước Mỹ độc ác và vô đạo đức. Tôi nhiệt thành tin rằng mọi dân tộc đều có quyền tự quyết và Mỹ dường như phớt lờ niềm tin này một cách trắng trợn nhất. Tôi phát hiện ra sự mỉa mai này do đó tôi đề cao Kremlin vì lý do đó”, Rachel nói.
Cựu binh lực lượng không quân Hoàng gia Anh tên Mark, hiện nay đang cư ngụ tại Úc, cho hay bất chấp việc chỉ biết một số câu tiếng Nga, anh vẫn mong muốn “được phục vụ cho chính quyền Nga và sẽ phục vụ thật tốt”. “Tổng thống Putin là một con người với đất nước sẽ không dễ bị phương Tây bắt nạt hay dọa dẫm”, Mark cho hay. Do đó anh gửi tài liệu đến Bộ Quốc phòng Nga nhưng vẫn chưa nhận được hồi âm về việc có cơ may được tuyển mộ hay không.
Một cựu binh Mỹ tên Will, từng phục vụ 8 năm trong quân đội Mỹ, giải thích qua thư điện tử rằng: “Tôi yêu đất nước mình, nhưng tôi rất căm ghét con đường chính phủ Mỹ đã chọn… Putin hành động vì người dân Nga và đất nước mình chứ không hành động vì phần còn lại của thể giới như Mỹ”, Will kết luận.
Còn có những lý do rất đa dạng khác như anh chàng John từ Gambia nói với tờ Moscow Times: “Tôi xuất thân trong một gia đình rất nghèo. Tôi chỉ có một mình và muốn giúp cha mẹ tôi thoát khỏi nghèo đói nhưng tôi lại thất nghiệp từ khi học xong trung học năm 2010. Tôi không muốn sống như thế trong phần đời còn lại và thu nhập khá thấp so với công việc ở đây”.
Kristoffer, một người Ấn Độ 30 tuổi từng học tập tại Học viện quân sự Ấn Độ trước khi phục vụ trong quân đội nước này đã viết rằng anh muốn biết có thể gia nhập lực lượng đặc nhiệm Nga hay không sau khi hoàn tất 5 năm hợp đồng với chiến binh nước ngoài. Kristoffer nhấn mạnh anh không cảm thấy việc gia nhập quân đội Nga là một hành động phản bội đất nước mình, bởi “Ấn Độ và Nga là những người bạn tốt nhất trong nền chính trị thế giới cũng như trao đổi quốc phòng”, và nhắc tới chương trình trao đổi sĩ quan giữa quân đội hai nước Nga-Ấn.
Cho dù lãnh đạo quân đội Nga có thể hoan nghênh người nước ngoài gia nhập hàng ngũ, không rõ có bao nhiều người ngoại quốc được nhận vào đội quân lê dương của ông Putin, nhưng thông thường việc đăng ký là không thể. Như một người lính trên mạng xã hội VKontakte phát biểu với The Moscow Times: "Người nước ngoài không có chỗ trong quân đội Nga!”.