12. Phóng xạ rò rỉ từ vụ nổ nhà máy điện hạt nhân Chernobyl đã khiến toàn bộ cây trong khu rừng lân cận chuyển sang màu hung đỏ. Khu rừng này sau đó đã được đổi tên thành rừng đỏ.
Ảnh: List25
|
11. Các nhà khoa học ngày nay cho rằng dư chấn tâm lý sau thảm họa Chernobyl là thiệt hại lớn nhất tới sức khỏe cộng đồng.
Ảnh: List25
|
10. Phụ nữ khắp Đông-Âu đã được khuyên phá thai để tránh con mang dị tật bẩm sinh. Tuy nhiên, hàm lượng phóng xạ mà họ tiếp xúc quá thấp để gây rủi ro cho thai nhi.
Ảnh: List25
|
9. Điều đáng ngạc nhiên nhất là tỷ lệ tử vong do ung thư, cũng như những tác động tiêu cực khác tới sức khỏe thấp hơn nhiều so với ước tính ban đầu.
Ảnh: List25
|
8. Trong các quốc gia thuộc Liên bang Xô-Viết cũ, Belarus là quốc gia phải chịu ảnh hưởng nặng nề nhất. Nhà máy điện hạt nhân Chernobyl nằm ở cực Bắc Ukraine, gần biên giới với Belarus. Hậu quả của vụ nổ là 23% lãnh thổ Belarus bị ảnh hưởng bởi phóng xạ.. 70 % chất phóng xạ phát ra sau vụ nổ đã kết thúc tại Belarus.
Ảnh: List25
|
7. Theo số liệu từ Ủy ban Điều tiết hạt nhân thuộc Bộ Năng lượng Mỹ, 28 công nhân tại Chernobyl đã tử vong sau 4 tháng, kể từ thời điểm xảy ra thảm họa Chernobyl.
Ảnh: List25
|
6. Tổ chức Hòa bình xanh ước tính có tới 60.000 trường hợp ung thư tuyến giáp do tiếp xúc chất phóng xạ.
Ảnh: List25
|
5. Bên trong nhà máy Chernobyl vẫn còn cỗ quan tài bằng thép chứa 97% lượng chất phóng xạ.
Ảnh: List25
|
4. Diễn đàn Chernobyl trực thuộc Liên hợp quốc cho rằng vụ nổ nhà máy điện hạt nhân Chernobyl là nguyên nhân gây ra thêm 9.000 ca tử vong khác vì ung thư. Tuy nhiên, số liệu này vẫn đang gây tranh cãi.
Ảnh: List25
|
3. 200 tấn vật liệu phóng xạ vẫn còn nằm bên trong lò phản ứng.
Ảnh: List25
|
2. Thực tế, lò phản ứng cuối cùng của Chernobyl mới chỉ dừng hoạt động vào năm 2000, 14 năm sau khi vụ nổ xảy ra.
Ảnh: List25
|
1. Có thể phải mất tới 100 năm để toàn bộ hệ thống bên trong nhà máy điện hạt nhân Chernobyl ngừng hoạt động hoàn toàn.
Ảnh: List25
|
Theo List25