Cụ thể, tổng diện tích nước mặt hồ năm 2015 là 6.959.305 m2, giảm 72.540 m2 so với năm 2010. Trong khi đó, về số lượng các hồ, trong 5 năm qua đã có 17 hồ bị san lấp hoàn toàn nhưng có 7 hồ mới bổ sung. Tổng số lượng ao hồ của Hà Nội hiện là 112, giảm 10 cái so với năm 2010.
Điều đặc biệt là nhiều hồ hiện nay vẫn được sử dụng để nuôi cá, trồng rau và giữ chức năng thoát nước. “Chính sự phân cấp chức năng hồ không rõ ràng trên dẫn đến nhiều hồ bị xuống cấp và gây nhiều khó khăn cho công tác quản lý”, báo cáo cho hay.
Tuy vậy, báo cáo cũng đánh giá, cảnh quan, môi trường bờ của ao hồ tại Hà Nội đã có sự cải thiện tốt hơn. Số hồ được đánh giá là sạch cũng tăng mạnh, số hồ được đánh giá là rất bẩn có xu hướng giảm.
Bên cạnh đó, chất lượng nước của các ao, hồ đã có sự cải thiện tốt hơn, số hồ ô nhiễm nặng và ô nhiễm rất nặng đang có xu hướng giảm dần.
Từ đây, bản báo cáo cũng đưa ra 10 điểm khuyến nghị cụ thể, nhấn mạnh rằng, để có thể quản lý hồ Hà Nội một cách tốt nhất và đảm bảo cho hệ sinh thái hồ khỏe mạnh, cần thiết phải phân rõ ranh giới diện tích mỗi hồ, xác định rõ chức năng của mỗi hồ, và quản lý dựa trên các chức năng đó, đặc biệt nên cân nhắc loại bỏ chức năng nuôi cá, phục vụ kinh tế.
“Các hồ, ao, sông nhỏ ở Hà Nội là tài sản môi trường quý giá của Thủ đô. Quản lý tài sản môi trường này đòi hỏi cách tiếp cận tích hợp, kết hợp giữa bảo tồn, kỹ thuật, sự tham gia của các bên cộng đồng, doanh nghiệp, truyền thông, các nhà khoa học”, bà Nguyễn Ngọc Lý, Giám đốc CECR cho biết.
Theo VNN
Bình luận của bạn đọc
Bình luận bằng tài khoản VietTimes
Bình luận bằng tài khoản mạng xã hội
Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu