Theo Ủy ban, trong các cuộc xung đột đã có khoảng 17 dân thường thiệt mạng. Trong số những người thương vong có 1 bác sĩ, 3 nhân viên của Chương trình Lương thực Thế giới và 1 công dân Ấn Độ đang làm việc cho Công ty Dal Group tại Sudan.
Giao chiến bùng nổ ra ngày 15/4 khi lực lượng RSF tổ chức đánh chiếm thủ đô Khartoum. Quân đội đã triển khai toàn bộ lực lượng đáp trả, gọi không quân tiến hành các cuộc không kích vào chiến tuyến lực lượng bán quân sự. Cuộc xung đột lan rộng sang các khu vực khác phía bắc, phía đông và phía nam của quốc gia này.
Tướng Mohamed Hamdan Dagalo, tổng chỉ huy của RSF, tuyên bố đã chiếm giữ hầu hết các địa điểm của chính phủ ở thành phố Khartoum.
“RSF kiểm soát hơn 90% các địa điểm chiến lược ở Khartoum,” Dagalo cho biết trong một cuộc phỏng vấn với Sky News Arabia, đề cập đến lực lượng bán quân sự.
Trong một cuộc phỏng vấn riêng với Al Jazeera, ông Dagalo đã mô tả Tổng tư lệnh quân đội, tướng Abdel Fattah al-Burhan, là một “tội phạm” và cáo buộc tướng al-Burhan thúc đẩy tình hình làm bùng phát xung đột.
Tướng al-Burhan bác bỏ tuyên bố của Dagalo và cho biết quân đội đã duy trì quyền kiểm soát tất cả các địa điểm của chính phủ ở thủ đô.
Quân đội cáo buộc RSF có “âm mưu phản bội” chống lại đất nước và yêu cầu giải thể tổ chức này. "Sẽ không có đàm phán hay đối thoại trước khi giải tán lực lượng dân quân nổi dậy của Hemedti", quân đội Sudan trong một tuyên bố với báo giới cho biết đồng thời phát hành áp phích truy nã tướng Dagalo, gọi ông là “tội phạm chạy trốn”.
Tình hình ở Sudan tiếp tục gia tăng căng thẳng, giao chiến gay gắt đang diễn ra ở Khartoum cũng như ở các thành phố khác như Merowe, Port Sudan, Kassala, Gedaref, Damazin, Kosti, Kadugli và Omdurman.
Các chiến binh RSF giao chiến với quân đội Sudan trên nhiều địa bàn khác nhau ở đất nước này. Video South Front. |
Quân đội Sudan chiếm giữ một số xe cơ giới của lực lượng RSF. Video South Front. |
Hai máy bay Boeing 737 của Ả rập Xê út và Ukraine bị phá hủy ở sân bay quốc tế Khartoum. |
Lực lượng RSF đánh chiếm một căn cứ của quân đội Sudan. Video South Front . |
Cả tướng al-Burhan và Dagalo đều đã cai trị Sudan với tư cách là tổng thống và phó chủ tịch của Hội đồng chủ quyền kể từ cuộc đảo chính vào tháng 10/2021.
Căng thẳng giữa hai tư lệnh của hai lực lượng bắt nguồn từ sự bất đồng về phương thức RSF được tích hợp vào quân đội, cơ quan nào sẽ giám sát quá trình này trong tiến trình chuyển đổi sang chế độ dân sự lãnh đạo quốc gia này, được lên kế hoạch trong năm 2023.
Mỹ, Nga, Vương quốc Anh, Liên minh châu Âu và Trung Quốc đều kêu gọi ngừng bắn ngay lập tức ở Sudan. Các quốc gia Arab bao gồm Ai Cập, Arab Saudi và UAE, cũng đưa ra những lời kêu gọi tương tự. Tổng thư ký Liên Hợp Quốc cũng đã nói chuyện với cả al-Burhan và Dagalo, kêu gọi các tướng lĩnh chấm dứt giao chiến.
Cuộc chiến giành quyền lực giữa quân đội và RSF sẽ trì hoãn tiến trình chuyển đổi sang chế độ dân sự lãnh đạo Sudan và có thể đẩy đất nước vào một cuộc nội chiến kéo dài nhiều năm.
Theo South Front