Giải mã cuộc gặp thượng đỉnh Putin - Obama

Những xung đột địa chính trị ở châu Âu và Trung Đông dẫn đến tình huống khó. Mặc dù mối quan hệ hai lãnh đạo cường quốc chẳng nồng ấm gì, cuối cùng họ vẫn phải gặp nhau. Trong hội nghị thượng định Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc, V,Putin đang đợi cuộc gặp với B. Obama? Điều gì sẽ xảy ra?
Giải mã cuộc gặp thượng đỉnh Putin - Obama

Nếu bạn chú ý lắng nghe những tuyên bố từ người phát ngôn của Barack Obama và Vladimir Putin, bạn sẽ thấy hai phiên bản xung đột lẫn nhau về nội dung mà hai tổng thống Nga – Mỹ sẽ thảo luận bên  lề cuộc họp thượng đỉnh của Đại hội đồng Liên Hợp Quốc đang diễn ra tuần này. Nhưng bất chấp mọi khác biệt, cuộc gặp không phải là một sự lãng phí thời gian.

Phát ngôn viên Tổng thống V.Putin, ông Peskov thông báo: tổng thống Obama muốn sử dụng cơ hội này để thảo lận về tình hình Syria, nơi mà Nga trong thời điểm gần đây đã có sự hiện diện quân sự. Phát ngôn viên Tổng thống Obama Josh Earnest ngược lai, tuyên bố rằng chủ đề trọng tâm của cuộc nói chuyện sẽ là hành vi “xâm lược” của Nga ở Ukraine.

Ông ta còn thêm vào, rằng Putin thực sự cảm thấy “vô cùng lo ngại” trước cuộc gặp với lãnh đạo các cường quốc, thậm chí tự cho phép mình nhận xét châm biếm về ngôn ngữ cơ thể của nhà lãnh đạo Nga trong cuộc gặp với thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu: “ tư thế ngồi không nghiêm cẩn, mở phanh áo vét, mở rộng hai đầu gối – tất cả để tạo ra một hình ảnh cụ thể”.

Dù những phát biểu này nó trẻ con đến mức thế nào đi nữa, trong những tuyên bố của hai bên đều có một hạt giống nào đó của sự thật. Obama sẽ không gặp Putin chỉ vì phép lịch sử và sự hạ cố (tất cả đều biết, mối quan hệ giữa hai nhà lãnh đạo khá lạnh lùng), tình hình ở Ukraine có thể nói chuyện qua điện thoại, có khá nhiều nhân vật khác nhau có thể thay mặt họ tác động vào Ukraine. Từ một hướng khác có thể nhận thấy, ông Putin rất cần cuộc gặp này, hơn cả Obama. Ngoài ra, điều đó chứng minh rằng ông vẫn là đấu thủ chính trị có tầm ảnh hưởng, không phải chỉ là một bạo chúa khu vực bị cô lập và gặp khó khăn nghiêm trọng bởi sự sụt giảm của giá dầu, nhà lãnh đạo Nga đang cố gắng thảo luận về khả năng hình thành một liên minh quân sự chống IS ở Syria.

Nếu nước Nga bắt đầu hành động đơn độc ở Syria, điều đó thật sự liều lĩnh đối với Moscow. Putin không bao giờ cho phép mình một chiến dịch quân sự không có kết quả. Hiệp đồng với Mỹ rõ ràng gia tăng cơ hội dành thắng lợi.

Mặc dù vây, đối với Mỹ liên minh với Putin sẽ có thêm những nghĩa vụ mới: ngay sau khi “nhà nước Hồi giáo” bị tiêu diệt, Washington buộc phải thảo luận với Moscow về trật tự sau chiến tranh, điều mà hai bên trong quá khứ không bao giờ thống nhất được với nhau. Ngoài ra, nếu Obama từ bỏ tham vọng lật đổ chế độ của ông Bashar al-Assad và đồng thuận sự thay đổi hòa bình thể chế chính trị ở Damascus, điều này sẽ khiến các thành viên đảng Cộng hòa có thêm một lý do để buộc tội tổng thống yếu đuối.

Cuộc gặp giữa Putin và Obama, không nghi ngờ gì, sẽ có chủ đề trọng tâm là Syria. Ukraine họ sẽ đặt ở vị trí cuối cùng. Putin không thể hy vọng vào bất cứ sự nhượng bộ nào từ phía Obama, do ông đang chơi ở vị thế yếu hơn trong vấn đề Syria. Trong khi đó tuyên bố từ phía Nhà Trắng cho thấy, không nên đặt quá nhiều hy vọng vào cuộc gặp giữa hai nguyên thủ: sẽ thực sự kỳ lạ nếu tập trung vào vấn đề Ukraine và không nhắc đến vấn đề Syria, khi Obama và bộ máy của ông ta muốn đạt được một sự đột phá ở Trung Cận Đông.

Mặc dù tính đến sự miễn cưỡng của Obama, thú vị là Putin vẫn muốn gặp. Ông đã tiến hành một công việc rất nghiêm túc, nói chuyện với vua của Ả Rập Saudi, Salman, thủ tướng Israel Netanyahu và Thủ tướng Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan, khi ông này bay tới Moscow để tham gia lễ khánh thành một nhà thờ Hồi giáo mới. Ông đã nỗ lực hết sức để đảm bảo rằng lệnh ngừng bắn vẫn được duy trì ở Ukraine.

Thời điểm này, ông vẫn chưa thực hiện một bước đi cụ thể nào ở Syria, ngoại trừ việc chuyển đến quốc gia này một số vũ khí, phương tiện chiến tranh và một số lượng không lớn quân nhân (cho đến này chưa hề có một thông tin nào khẳng định rằng, các quân nhân Nga đang chiến đấu ở Syria). Ông cũng tìm được cho mình một đồng minh bất ngờ, thủ tướng Đức Đức Angela Merkel, người đang đề xuất cuộc thảo luận với ông Assad và những đồng minh của ông ta ở Iran và ở Nga để giải quyết chiến tranh hiện nay. Bà Merkel rất cần hòa bình ở Syria để có thể giải quyết được cuộc khủng hoảng di cư, đang đe dọa uy tín và vị thế của bà ở Đức.

Putin cần thể hiện với tất cả các nhà lãnh đạo này là ông đang nỗ lực tìm kiếm một giải pháp ngoại giao, trước khi tiến hành những chiến dịch quân sự ủng hộ ông Assad. Obama về phần mình không nên nhìn nhận những hoạt động của Putin ở Syria chỉ là trò vớ vẩn. Một sự từ chối thẳng thừng lãnh đạo Nga đồng nghĩa với việc làm xấu thêm tình hình đã vốn quá xấu ở Syria cũng như ở Ukraine.

Tổng thống Mỹ cũng không cần tiến hành những nhượng bộ nghiêm túc, ông ta chỉ cần thể hiện rằng, có thể ông sẽ nghiên cứu xem xét lại quan điểm của mình về Syria, như cựu cố vấn về Trung Đông Philip Gordon đã khuyên trong một bài viết dài, được xuất bản trên trang Politico vào thứ Năm, 25.09. Theo ý kiến của Gordon, Mỹ cần phải chấm dứt ý tưởng nhanh chóng lật đổ chế độ Assad và tìm kiếm một sự thỏa hiệp, để hợp tác hành động cùng với Iran và Russia.

Từ cái nhìn đầu tiên, lần gặp gỡ này là cuộc đối mặt giữa sự ngoan cố của Obama và quyết tâm tuyệt vọng của Putin. Nhưng cũng có thể đây là sự khởi đầu cho tiến trình hòa bình, có lợi cho tất cả - Putin, Assad, Obama và bà Merkel.

Bài viết của Leonid Bershidsky, chuyên gia về Trung Đông của hãng thông tấn Bloomberg. Mỹ

Theo QPAN