EU thành lập quân đội riêng sẽ làm NATO tan rã?

0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam
VietTimes – Tổng thống Pháp Emanuel Macron đã làm Washington kinh ngạc vì tuyên bố của mình về việc thành lập quân đội chung châu Âu, độc lập với Mỹ và NATO.
Ý tưởng về quân đội châu Âu được đề cập lại sau khi Mỹ rút quân khỏi Afghanistan (Nguồn: Getty)
Ý tưởng về quân đội châu Âu được đề cập lại sau khi Mỹ rút quân khỏi Afghanistan (Nguồn: Getty)

Khi Liên minh châu Âu, chính xác hơn là những người đứng đầu Đức và Pháp, bắt đầu kích hoạt kế hoạch thành lập Lực lượng vũ trang châu Âu, NATO bắt đầu lo lắng.

Trong bối cảnh kế hoạch quân sự của Mỹ thất bại hoàn toàn ở Afghanistan, Berlin và Paris bắt đầu nói về sự cần thiết phải thay đổi học thuyết an ninh châu Âu dựa vào lực lượng của riêng mình. Ở Brussel – nơi đặt đại bản doanh của NATO - người ta mới thấy mối nguy hiểm rõ rệt trong việc này.

Theo lời Tổng thư ký NATO Jens Stoltenberg, việc thành lập quân đội riêng của Liên minh châu Âu “có thể làm suy yếu NATO và chia rẽ châu Âu”. Đánh giá này được ông Stoltenberg đưa ra khi trả lời phỏng vấn tờ The Telegraph của Anh vào đầu tháng 9 vừa rồi.

Binh sĩ và xe tăng Pháp chuẩn bị cho diễu binh nhân kỷ niệm Ngày Bastile (Quốc khánh) hôm 9/7. (Nguồn: AFP).
Binh sĩ và xe tăng Pháp chuẩn bị cho diễu binh nhân kỷ niệm Ngày Bastile (Quốc khánh) hôm 9/7. (Nguồn: AFP).

Trong đó, ông hoan nghênh những nỗ lực bổ sung của châu Âu trong lĩnh vực đảm bảo quốc phòng, nhưng cho rằng bản thân châu Âu không thể đảm bảo an ninh của mình chứ nói gì đến thay thế NATO.

Dường như, những thông tin quanh việc thành lập lực lượng vũ trang riêng của châu Âu sẽ giảm dần trong bối cảnh chung của chương trình nghị sự thế giới. Song, câu chuyện ở đây lại khác.

Đức đã mệt mỏi với vai trò là trung tâm hậu cần của NATO và đứng thứ hai trên thế giới về duy trì số lượng binh sĩ Mỹ đồn trú (34.500 nhân viên quân sự, đứng thứ nhất là Nhật Bản với khoảng hơn 46.000 quân nhân Mỹ). Mỗi năm chính phủ Cộng hoà liên bang Đức tiêu tốn khoảng 110 triệu Euro cho việc này. Theo báo cáo, số tiền này chi cho việc trả lương hưu cho cựu nhân viên các căn cứ quân sự và việc sử dụng các toà nhà và khu vực đất đai.

Chính phủ Đức phân bổ số tiền 480 triệu Euro trong 7 năm cho việc xây dựng các mục tiêu quân sự ở Đức cho các đối tác NATO, toàn bộ số tiền được gửi tới các căn cứ của Mỹ.

Đức nhận thức hoàn toàn rõ những hậu quả đáng sợ đối với mình trong trường hợp xảy ra chiến tranh hạt nhân. Là một trong 6 nước Liên minh châu Âu (cũng như với Bỉ, Italy và Hà Lan) Đức đang bố trí trên lãnh thổ của mình vũ khí hạt nhân của người khác (Pháp và Vương quốc Anh có chương trình hạt nhân của riêng mình). Muốn hay không, nó cũng sẽ bị biến thành mục tiêu của đòn trả đũa hạt nhân.

Người Mỹ gọi chương trình sử dụng châu Âu làm kho chứa vũ khí này của mình là chính sách trao đổi hạt nhân. Họ đổi cái gì lấy cái gì – người Đức hiểu rõ. Đức vì sao đó phải cam chịu chi phí lớn cho việc duy trì quân đội nước ngoài, trong khi ở bên kia đại dương người ta luôn chỉ trích Đức chặt chẽ trong chi tiêu quốc phòng.

Tổng thống Pháp Emanuel Macron đã làm Washington kinh ngạc vì tuyên bố của mình về việc thành lập quân đội chung châu Âu, độc lập với Mỹ và NATO.

Tổng thống Pháp Emanuel Macron đã làm Washington kinh ngạc vì tuyên bố của mình về việc thành lập quân đội chung châu Âu, độc lập với Mỹ và NATO.

Những chỉ trích

Ông Stoltenberg từng nói: “Nauy và Iceland ở phía Bắc, Thổ Nhĩ Kỳ ở phía Nam, Mỹ, Canada và Vương quốc Anh ở phía Tây đóng vai trò then chốt trong việc đảm bảo an ninh của châu Âu”. Như vậy, người Đức chỉ có vai trò thứ yếu ở đây, mặc dù trong các nước NATO người Đức đang đứng thứ ba về đóng góp ngân sách quốc phòng, sau Mỹ và Vương quốc Anh, trên Pháp.

Khi đại diện cao nhất của Liên minh châu Âu về vấn đề đối ngoại và chính sách an ninh, Joseph Borrel, vừa mới tuyên bố sau khi quân đội Mỹ rút quân khỏi Afghanistan rằng nhu cầu thành lập quân đội riêng của Liên minh châu Âu trở nên rõ ràng hơn, NATO lập tức phản ứng rằng không thể chấp nhận thành lập quân đội song song.

Khi bày tỏ quan điểm chung, Borrel nói chính xác như sau: “Đôi khi xảy ra những sự kiện như là chất xúc tác của lịch sử, và tôi nghĩ rằng Afghanistan chính là một trong những trường hợp như vậy”. Nếu đó là tuyên bố bình thường thì không cần phải chi tiết như vậy. Châu Âu cần thành lập lực lượng phản ứng nhanh của riêng mình với quân số 5.000 quân nhân để giảm phụ thuộc vào Mỹ. Đó quả là tiếng sấm giữa trời quang.

Ai cũng biết rằng các nước Liên minh châu Âu không tự xác định được chính sách quốc phòng của mình. Việc phối hợp với NATO, chứ không phải Liên minh châu Âu, đối với họ luôn là bắt buộc.

Binh sĩ các nước châu Âu tham gia vào rất nhiều chiến dịch nhân đạo và quân sự, nhưng lại dưới sự dẫn đầu của Mỹ và NATO, chứ không phải của Liên minh châu Âu.

Nhưng đã đến thời của quân đội Liên minh châu Âu hay chưa? Người Đức quan tâm đến nó hơn ai hết.

Lãnh đạo một số nước EU cho rằng, trong tương lai Liên minh châu Âu sẽ cần phải có quân đội riêng.

Lãnh đạo một số nước EU cho rằng, trong tương lai Liên minh châu Âu sẽ cần phải có quân đội riêng.

Sự ranh mãnh thực dụng của châu Âu

Người châu Âu, cố làm suy yếu sự giám hộ của Washington, đã ranh mãnh hoà trộn những nguy cơ không tồn tại vào cái cớ rõ ràng, chẳng hạn, là Nga. Chủ tịch Uỷ ban châu Âu Ursula von der Leyen tin tưởng rằng việc chuyển chủ quyền cho Brussels trong những vấn đề quân sự là hoàn toàn hợp lý.

Bà cho rằng, trong tương lai Liên minh châu Âu sẽ cần phải có quân đội riêng. Nói điều này không phải chỉ đơn thuần là một nữ chính khách, mà là người phụ nữ đầu tiên trong lịch sử 6 năm liền giữ chức Bộ trưởng Quốc phòng Đức.

Những đối thủ triệt để nhất của việc thành lập lực lượng vũ trang Liên minh châu Âu là Mỹ và Anh. Và tất nhiên, cả những thành viên chưa chính thức Đông Âu của NATO – Ba Lan và các nước Baltic. Hungaria và Séc thậm chí còn đề nghị thành lập liên minh phòng thủ thống nhất.

Pháp và Đức vẫn đi tiếp - họ đã chuẩn bị cho đề xuất hiện đại hoá quốc phòng châu Âu, trong đó nói về việc thành lập trung tâm điều khiển quốc phòng thống nhất, trao đổi nguồn lực vật chất kỹ thuật và triển khai hệ thống quan sát vệ tinh chung.

Trong lúc tham gia các sự kiện nhân 100 năm Chiến tranh thế giới thứ nhất, Tổng thống Pháp Emanuel Macron đã làm Washington kinh ngạc vì tuyên bố của mình về việc thành lập quân đội chung châu Âu, độc lập với Mỹ và NATO.

Ngày 10/5/2021 Hội đồng châu Âu đã xác nhận quyết tâm của mình: tiếp tục việc thành lập hệ thống an ninh và quốc phòng riêng. Theo học thuyết này, chương trình chiến lược trước mắt 2019-2024 đã được soạn thảo, trong đó phản ánh nguyện vọng của người châu Âu củng cố khả năng hành động tự chủ của mình để đối đầu với các mối đe doạ và thách thức toàn cầu.

Liên minh châu Âu muốn chịu trách nhiệm cho an ninh của mình. Nhưng người ta có cho phép nó làm việc này hay không? Ở đây nhiều điều phụ thuộc vào chính nước Đức - đất nước hiện đang phụ thuộc vào Mỹ. Đức vững chắc về kinh tế, nhưng người Đức có đủ tinh thần hay không?

Giám hộ hay chiếm đóng

Trong lĩnh vực kinh tế người Đức thực sự cho Hoa kỳ thấy nanh vuốt của mình. Quan điểm thực dụng của Đức đối với với việc xây dựng dưới đáy biển Baltic đường ống dẫn khí đốt “Dòng chảy phương Bắc-2” không làm ai ngạc nhiên. Nó sẽ được đưa vào sử dụng và làm cho nước Đức trở thành nhà phân phối khí đốt số 1 ở châu Âu.

Tổng Thư ký NATO Jens Stoltenberg phản đối việc EU thành lập lực lượng quân sự riêng.
Tổng Thư ký NATO Jens Stoltenberg phản đối việc EU thành lập lực lượng quân sự riêng.

Về mặt này, Đức là đối thủ cạnh tranh trực tiếp của Ba Lan và Ukraine – hai nước đã mất đi quyền trung chuyển khí đốt của Nga. Dĩ nhiên các yếu tố tác động kinh tế lẫn nhau của Nga và Đức được phản ánh cả trong chính sách Bắc cực của Đức, vốn là quan sát viên của Hội đồng Bắc cực.

Berlin không có ý định từ bỏ mối lợi từ việc hợp tác với Nga trong các dự án khác nhau – bởi điều đó mang lại lợi nhuận khổng lồ. Người Đức không phải lựa chọn giải pháp thay thế.

Tính toán rằng ở Bắc cực có 25% trữ lượng khí đốt của thế giới, nước Đức hy vọng tiếp cận nó qua các tập đoàn tài chính của mình - điều đó có nghĩa rằng người Đức có ý định củng cố an ninh tài nguyên năng lượng của mình, mà không phá vỡ sự đoàn kết.

"Ví tiền" của Liên minh châu Âu hiện nay đã cạn, do đại dịch COVID-19, do di cư ồ ạt và do xây dựng đường ống dẫn khí đốt dưới đáy biển Baltic. Ba Lan đã làm mọi cách để cản trở dự án có lợi cho Đức, tại sao người Đức phải hành xử khác đi?

Quân đội riêng EU sẽ là “đối thủ” nặng ký của NATO?
Quân đội riêng EU sẽ là “đối thủ” nặng ký của NATO?

Nói một điều, hiểu ngầm một nẻo

Những mục tiêu được Đức tuyên bố chính thức, như chiến lược Bắc cực, thực tế cũng như của các nước quan sát khác: quan tâm đến môi trường xung quanh và khí hậu, những nghiên cứu khoa học vì bảo vệ hệ động và thực vật trong khu vực, đảm bảo an ninh và tự do của các dân tộc người bản xứ và thu hút dân địa phương vào việc khai thác các mỏ khoáng sản có ích và hoạt động kinh tế ở các vùng đất Bắc cực.

Và cả tự do hàng hải. Chỉ có điều không phải như trong lý giải của Mỹ. Người Đức nhìn thấy nguồn lợi trong việc hiện thực hoá và phát triển dự án đường biển phương Bắc. Việc hợp tác với các công ty của Nga đối với Đức là vấn đề hai bên cùng có lợi.

Người Đức có công nghệ, có tư bản và cái chính là muốn làm việc ở Nga. Điều này không chỉ liên quan đến lĩnh vực dầu khí, công nghiệp ô tô và đóng tàu, mà trong nhiều lĩnh vực công nghiệp khác nhau. Quan điểm như vậy đối với Mỹ là không thể chấp nhận được. Ở đây có mâu thuẫn quyền lợi.

Mỹ cần một nước Đức như thế nào?

Việc Mỹ kêu gọi Đức tham gia vào việc mở rộng vùng trách nhiệm của NATO ở châu Âu và ở hướng Bắc cực đang cản trở lợi ích kinh tế của Berlin. Người Mỹ ủng hộ đảng Xanh của Đức vì nó đang hoạt động theo sự sắp đặt của họ.

Một buổi lễ của Quân đoàn Châu Âu (Eurocorps).
Một buổi lễ của Quân đoàn Châu Âu (Eurocorps).

Ngân sách hàng năm cho các nghiên cứu vùng cực của Viện nghiên cứu khoa học vùng cực và biển mang tên Alfred Vegener là gần 100 triệu Euro. Người Đức cũng chi chừng đó cho việc duy trì quân đồn trú Mỹ ở nước mình. Con số trùng hợp không phải ngẫu nhiên.

Cơ sở tài nguyên kỹ thuật phát triển cao của Viện gồm có tàu nghiên cứu khoa học Polastern 2 và hai trạm Bắc cực với người Nga.

Ở đây có thể thấy sự ranh mãnh của Đức. Họ buộc phải thực hiện chính sách cẩn trọng trong mọi hướng - cả đối với việc thành lập các phân đội quân sự trong phạm vị Liên minh châu Âu, cả trong chương trình nghị sự Bắc cực.

Ngay từ năm 2014, cơ quan tài nguyên thiên nhiên Đức đã công bố kết quả nghiên cứu của các chuyên viên Đức về tiềm năng tài nguyên khoáng chất của khu vực Bắc cực.

Cơ quan này kết luận, đối với ngành công nghiệp khai khoáng của Đức, mối quan tâm chắc chắn là những tài nguyên này. Cũng cần thấy rằng Đức là một trong những nước xuất nhập khẩu hàng hoá lớn nhất trên thế giới và 90% chúng được vận chuyển bằng đường biển.

Điều chủ yếu sẽ giúp người Đức ảnh hưởng đến quyết định của Hội đồng Bắc cực không phải là sức mạnh kinh tế của đất nước này, mà là sự xích lại gần với Nga qua nhiều chương trình hợp tác hai bên cùng có lợi, và có thể có lợi cho cả Liên minh châu Âu nữa. Rõ ràng, sự kiểm soát tổng lực của Mỹ đối với nước Đức đang đi tới hồi kết. Cũng giống như sự bá quyền của Mỹ trên toàn thế giới.