Công văn giao cho Bộ VH-TT và DL chủ trì, phối hợp với UBND TP Đà Nẵng xem xét, xử lý các kiến nghị của Hiệp hội Du lịch TP Đà Nẵng theo quy định. Trường hợp vượt thẩm quyền thì báo cáo Thủ tướng Chính phủ.
Bên cạnh đó, VP Chính phủ yêu cầu UBND TP Đà Nẵng báo cáo cụ thể về vụ việc Khu du lịch sinh thái Biển Tiên Sa tại bán đảo Sơn Trà. TRong ddos làm rõ việc thực hiện các quy định của pháp luật về đầu tư, xây dựng, bảo vệ môi trường, bảo tồn đa dạng sinh học, bảo vệ và phát triển rừng, an ninh quốc phòng và các quy định pháp luật có liên quan, những biện pháp đã xử lý của TP. Báo cáo Thủ tướng Chính phủ trước ngày 15/4/2017.
Trước đó, sau khi sự việc dự án Khu du lịch sinh thái Biển Tiên Sa đào phá khu vực phía tây bán đảo Sơn Trà để thi công nhưng chưa có đầy đủ thủ tục pháp lý gây nguy hại cho môi trường tại đây. Ngày 21/3/2017, Chủ tịch Hiệp hội Du lịch TP Đà Nẵng đã có văn bản kiến nghị số 21-3/CTHHDLĐN, gửi Thủ tướng Chính phủ liên quan đến Quy hoạch tổng thể phát triển Khu du lịch quốc gia Sơn Trà (TP Đà Nẵng) đến năm 2025, định hướng đến năm 2030, cũng như nội dung liên quan đến Khu du lịch sinh thái Biển Tiên Sa tại bán đảo Sơn Trà.
Trong một diễn biến mới nhất liên quan đến những hành động có nguy cơ tác động tiêu cực đến bán đảo Sơn Trà, sáng 2/4, một loạt Giám đốc tổ chức Bảo tồn động vật trên thế giới gồm: Giám đốc Tổ chức bảo tồn động thực vật quốc tế (FFI); Giám đốc Bảo tồn và Chương trình phát triển tổ chức quỹ bảo tồn thê giới (WWF) tại Việt Nam; Tổ chức bảo tồn chim quốc tế; Hội động vật học Frankfurt tại Việt Nam; Giám đốc trung tâm bảo tồn đa dạng sinh học GreenViet,... đã có chuyến thị sát đến Sơn Trà nhằm ghi nhận hiện trạng công tác bảo tồn cũng như những xâm hại của con người đối với Sơn Trà trong thời gian qua.
Kết thúc chuyến thị sát, hầu hết các chuyên gia đều cho rằng cơ quan chức năng Đà Nẵng và Việt Nam cần cân nhắc, cẩn trọng với những hành động gây hại cho Sơn Trà trong quý trình quy hoạch phát triển du lịch tại đây.