Nga điều chiến đấu cơ Su-35 và hệ thống phòng không S-400 tứi Belarus (Ảnh: Military Watch) |
Trong nhiều thập kỷ, các khu vực phía Tây nước Nga luôn được ưu tiên triển khai những tài khí tài quân sự “khủng” nhất vì nhiều nguyên nhân, trong đó phải kể tới sự tập trung của phần lớn các ngành công nghiệp và hoạt động kinh tế của họ ở phía Tây, cùng với khái niệm cho rằng những mối đe dọa chủ yếu với nước Nga đến từ Mỹ và các cường quốc châu Âu.
Ngoài ra còn phải kể tới một vài nguyên nhân lịch sử, như 2 cuộc xâm lược lớn nhằm vào lãnh thổ Nga, đe dọa sự tồn vong của đất nước này, đều đến từ những liên minh lớn của châu Âu: ban đầu là liên minh được dẫn dắt bởi nước Pháp dưới thời Napoleon Bonaparte, và sau là Đức quốc xã dưới thời Adolf Hitler.
Việc triển khai quân lực của Nga cũng rất đa dạng, tùy thuộc vào mối đe dọa mà họ nhận thấy. Một ví dụ đáng chú ý là việc Nga triển khai nhiều hệ thống phòng không hiện đại bậc nhất và nhiều khí tài quân sự gần bán đảo Triều Tiên trong năm 2017, giữa lúc Moscow tìm cách vạch ra “lằn ranh đỏ” để ngăn Mỹ và phương Tây tấn công Triều Tiên, nằm tiếp giáp với vùng Viễn Đông của Nga. Thời điểm đó, quân đội Nga tổ chức nhiều cuộc tập trận quy mô lớn để đánh tín hiệu cho phương Tây, ngay giữa lúc căng thẳng Mỹ-Triều Tiên lên tới đỉnh điểm.
Đối với các lực lượng bộ binh của Nga, Quân khu phía Tây đặc biệt nhận được sự ưu tiên triển khai những trang thiết bị tối tân nhất. Điều này là bởi, nếu các cuộc xung đột nổ ra ở những khu vực mang tầm chiến lược lớn hơn như Bắc cực hay Thái Bình Dương, lực lượng chủ lực không phải bộ binh, mà là lực lượng không quân và hải quân.
Hệ thống phòng không tầm xa S-400 của Nga (Ảnh: Military Watch) |
Để tăng cường sức mạnh các lực lượng ở châu Âu, phần quân lực đáng chú nhất mà Nga triển khai là chiến đấu cơ Su-35 và hệ thống phòng không S-400, từ khu vực Viễn Đông. Đợt triển khai S-400 lần đầu tiên được công bố vào ngày 21/1 vừa qua, trong đó bao gồm 2 tiểu đoàn, được vận chuyển bằng tàu hỏa.
Gây chú ý hơn, những hệ thống này không được triển khai trên lãnh thổ Nga, mà là ở Belarus, nơi mà quân đội Nga đã triển khai lực lượng bộ binh bởi lực lượng vũ trang hai nước ngày càng trở nên hội nhập hơn. S-400 được xem là 1 trong số 3 hệ thống phòng không tầm xa đáng sợ nhất của Nga, bên cạnh S-500 và S-300V4. Quân đội Belarus cũng dự kiến sẽ triển khai số lượng ngày càng tăng hệ thống S-400 của riêng họ, sau khi mua từ Nga.
Việc Nga triển khai các hệ thống S-400 tới Belarus tạo cơ hội cho quân đội Belarus làm quen hơn với các chiến dịch có sử dụng hệ thống này, và cho phép lực lượng Nga ngắm tới các mục tiêu nằm sâu hơn ở châu Âu bởi S-400 có tầm bắn lên tới 400 km. Ngoài ra còn có dự đoán rằng Nga sẽ triển khai ở Belarus, hoặc bán cho Belarus, các hệ thống S-500, nâng tầm bao phủ lên tới 600 km.
S-400 hiện nay đang hình thành nên cột trụ khả năng chiến tranh trên không của Nga, bù lấp cho sự thua thiệt về số lượng các đơn vị không quân, so với NATO, và nhiều lần trì hoãn trong việc phát triển chiến đấu cơ thế hệ thứ 5. Hệ thống này còn có khả năng ngắm các mục tiêu siêu thanh, khóa 80 mục tiêu cùng lúc, vô hiệu hóa máy bay tàng hình trong khi vẫn duy trì được độ cơ động cao.
Ngoài việc triển khai S-400, Không quân Nga cũng tái điều chuyển nhiều chiến đấu cơ Su-35 từ vùng Viễn Đông tới sân bay Baranovichi ở Belarus, đặt toàn bộ châu Âu vào tầm hoạt động. Các chiến đấu cơ này được thiết kế để đối phó với máy bay tàng hình của phương Tây, ngoài ra còn có các hệ thống tìm kiếm và theo dõi như hệ thống radar Irbis-E, 2 radar L-band AESA và OLS-35 để đối phó chiến đấu cơ tàng hình của phương Tây.
Tên lửa R-37M được phóng từ Su-35 (Ảnh: Sputnik) |
Su-35 có tầm hoạt động gần gấp đôi so với các đối thủ mạnh nhất đến từ Mỹ, với các tên lửa R-37M đủ khả năng vô hiệu hóa các mục tiêu ở khoảng cách 400 km, trong khi các tên lửa AIM-120D của Mỹ chỉ có tầm bắn 160 – 180 km. Kết hợp với sức chịu đựng và tính cơ động của Su-35, đây sẽ là những loại vũ khí tạo lợi thế cho Không quân Nga, mặc dù số lượng chiến đấu cơ của họ bị NATO áp đảo.
Giới chuyên gia cho rằng, Nga sẽ duy trì sức mạnh đáng kể của họ ở Belarus, tập trung vào các tài sản không quân, ít nhất là cho đến khi Không quân Belarus có thể hiện đại hóa kho vũ khí mà phần lớn là từ thời Liên Xô. Trong khi S-400 có giá khá thấp, thì bất kỳ một loại chiến đấu cơ nào mạnh tầm cỡ Su-35 lại quá khả năng mua của Belarus, trừ khi Nga chịu bán với mức giá ưu đãi.