Đây là một phần nội dung điều chỉnh Quy hoạch phát triển giao thông vận tải hàng không giai đoạn đến năm 2020, định hướng đến năm 2030 do Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng vừa phê duyệt.
Theo quy hoạch, khu vực quản lý chuyên ngành được phân bổ như sau: Khu vực miền Bắc: 7 sân bay, với 4 sân bay quốc tế (Nội Bài, Vân Đồn, Cát Bi, Vinh), và 3 sân bay quốc nội (Điện Biên, Thọ Xuân, Đồng Hới)
Khu vực miền Trung có 7 sân bay, gồm 3 sân bay quốc tế (Phú Bài, Đà Nẵng, Cam Ranh) và 4 sân bay quốc nội (Chu Lai, Pleiku, Phù Cát, Tuy Hòa)
Khu vực miền Nam có 9 sân bay, gồm 3 sân bay quốc tế (Tân Sơn Nhất, Cần Thơ, Phú Quốc) và 6 sân bay quốc nội (Buôn Ma Thuột, Liên Khương, Phan Thiết, Côn Đảo, Rạch Giá, Cà Mau).
Quyết định của Phó tướng cũng yêu cầu tập trung nghiên cứu, triển khai một số dự án trọng điểm. Cụ thể, tiến hành nâng cấp, mở rộng 21 sân bay hiện hữu.
Bao gồm các sân bay Nội Bài, Cát Bi, Vinh, Phú Bài, Đà Nẵng, Cam Ranh, Tân Sơn Nhất, Cần Thơ, Phú Quốc, Điện Biên, Thọ Xuân, Đồng Hới, Chu Lai, Pleiku, Phù Cát, Tuy Hòa, Buôn Ma Thuột, Liên Khương, Côn Đảo, Rạch Giá, Cà Mau... để đáp ứng nhu cầu vận tải hàng không
Đồng thời, triển khai đầu tư xây dựng giai đoạn 1 sân bay quốc tế Long Thành, đầu tư xây dựng mới các sân bay Vân Đồn, Phan Thiết, Sa Pa và các sân bay khác theo quy hoạch.
Phát triển, mở rộng đồng bộ các công trình cung cấp dịch vụ tại sân bay theo quy hoạch. Trong đó ưu tiên phát triển 3 trung tâm logistic chuyên dụng hàng không phục vụ các sân bay quốc tế Nội Bài, Đà Nẵng, Tân Sơn Nhất
Khuyến khích phát triển hoạt động hàng không chung kết hợp với hoạt động vận chuyển hàng không thường lệ tại các sân bay. Đặc biệt là các sân bay có tiềm năng phát triển du lịch như Sa Pa, Vân Đồn, Đồng Hới, Chu Lai, Phù Cát, Tuy Hòa, Liên Khương, Phan Thiết, Côn Đảo.
Đến năm 2030, khai thác hệ thống 28 sân bay, gồm 15 sân bay quốc nội và 13 sân bay quốc tế, trong đó 5 sân bay Nội Bài, Đà Nẵng, Cam Ranh, Tân Sơn Nhất, Long Thành là cửa ngõ quốc tế.