Khi thị trường thuận lợi, kinh tế trong nước tiếp tục đà tăng trưởng ổn định, thì có thể xem xét mở rộng đối tượng được phép đầu tư gián tiếp ra nước ngoài.
Đề án này cũng khẳng định, định hướng tự do hóa giao dịch vốn của Việt Nam không chịu ràng buộc bởi yêu cầu của các cam kết quốc tế mà Việt Nam đã tham gia ký kết.
Trong lộ trình tự do hóa dòng vốn, các chính sách của Việt Nam hướng tới mục tiêu giảm thiểu các biện pháp can thiệp hành chính, chuyển sang áp dụng các biện pháp kinh tế tác động vào lợi ích của các chủ thể để điều chỉnh dòng vốn như chính sách thuế, lãi suất...
Đồng thời, tăng cường hiệu quả các biện pháp giám sát an toàn vĩ mô (chế độ thông tin báo cáo, cảnh báo sớm, theo dõi qua tài khoản,...); nghiên cứu bổ sung chính sách hỗ trợ nâng cao tính chuyển đổi của đồng Việt Nam thông qua việc tham gia sâu rộng hơn vào các giao dịch vốn quốc tế.
Theo đề án, lộ trình tự do hóa các dòng vốn cần được xác định dựa trên sự đánh giá kỹ lưỡng những rủi ro của việc tự do hóa từng dòng vốn cụ thể. Chuẩn bị biện pháp dự phòng không trái với các cam kết quốc tế, đảm bảo khả năng phòng vệ trước các cú sốc kinh tế, hạn chế sự bất ổn định và khủng hoảng do biến động dòng vốn không kiểm soát được mang lại.
Bên cạnh đó, lộ trình này không nhất thiết phải là việc xác định cụ thể thời điểm mở cửa cho một số dòng vốn cụ thể. Chính sách mở cửa dòng vốn cần linh hoạt theo điều kiện thực tế của nền kinh tế tại thời điểm, hoàn cảnh cụ thể.