Việc điều chỉnh nhằm giải quyết những vấn đề mới phát sinh mang tính tổng thể trong quá trình phát triển đô thị Đà Nẵng hiện tại, góp phần quan trọng thúc đẩy sự phát triển kinh tế xã hội của toàn đô thị. Mà quy hoạch được phê duyệt trước đó không còn phù hợp.
Cụ thể: Về phát triển kinh tế-xã hội, định hướng phát triển điều chỉnh theo hướng: “Dịch vụ - công nghiệp - nông nghiệp”. Tập trung ưu tiên phát triển Du lịch-Thương mại dịch vụ. Khẳng định vai trò mũi nhọn kinh tế; chú trọng Công nghiệp Công nghệ cao để mang lại giá trị gia tăng lớn; đẩy mạnh Nông nghiệp sạch, ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất nông nghiệp.
Hình thành thêm các khu công nghiệp mới, mở rộng các Khu công nghiệp hiện có như các Khu công nghiệp mới ở khu vực phía Tây thành phố, bao gồm KCN Hòa Cầm giai đoạn 2 (150 ha), Khu công nghiệp Hòa Nhơn (523 ha), Khu công nghiệp Hòa Sơn (152 ha) và Khu công nghiệp Hòa Ninh (200 ha).
Về phát triển cơ sở hạ tầng đô thị: Điều chỉnh công suất phục vụ đối với Nhà ga hành khách quốc tế, Sân bay Quốc tế Đà Nẵng từ 6 triệu lượt khách/năm đến năm 2020 tăng lên quy mô 10 triệu lượt khách/năm. Và mục tiêu đến năm 2030 đạt công suất 20 triệu lượt khách/năm.
Cảng Tiên Sa hiện đã quá tải, đồng thời lưu lượng giao thông container từ tuyến 14B nối ra Cảng Tiên Sa đã gia tăng đến mức gây ảnh hưởng lớn đến sự phát triển đô thị trên địa bàn các quận Ngũ Hành Sơn và Sơn Trà. Nên xúc tiến, kêu gọi đầu tư xây dựng Cảng Liên Chiểu với mục tiêu là Cảng hàng hóa chính của Đà Nẵng. Và Cảng Tiên Sa sẽ được điều chỉnh với chức năng chủ yếu phục vụ du lịch.
Việc xử lý nước thải sinh hoạt tại Đà Nẵng: Đà Nẵng điều chỉnh cần xây dựng hệ thống thu gom nước thải riêng biệt để xử lý triệt để lượng nước thải sinh hoạt đổ ra sông, biển.
Đối với việc di dời Ga đường sắt hiện hữu ra khỏi trung tâm TP: Theo quy hoạch chung phê duyệt trước đây được xác định sẽ thực hiện sau năm 2020. Tuy nhiên với tốc độ đô thị hóa hiện nay, Đà Nẵng cần sớm thực hiện trước thời hạn để góp phần hoàn thiện việc kết nối hệ thống giao thông, tạo sự liên hoàn giữa giao thông đường sắt và đường bộ, đồng thời thúc đẩy dự phát triển vùng lõi đô thị và khu vực phía Tây Bắc.
Ngoài ra, do đô thị có diện tích hạn chế nên định hướng phát triển hệ thống không gian ngầm nhằm cải thiện năng lực lưu thông cho đô thị, đặc biệt là các vị trí trọng yếu như 2 bờ Đông, Tây sông Hàn, khu vực Sân bay Quốc tế Đà Nẵng, đồng thời tạo điều kiện phát triển mạng lưới dịch vụ tại các vị trí này.