"Mạnh mẽ nhất trong đó là liên minh quân sự do nước Nga do Tổng thống Vladimir Putin dẫn đầu, bao gồm Iran, Iraq, chế độ Bashar Assad và lực lượng Hezbollah", chuyên gia phân tích đánh giá và bổ sung thêm rằng mục tiêu của họ là bảo vệ Damascus, giải phóng Aleppo, thiết lập sự kiểm soát chặt chẽ với miền tây Syria, cũng như đẩy bật các chiến binh Nhà nước Hồi giáo (IS - bị cấm hoạt động trên lãnh thổ Nga), trên địa bàn gần biên giới với Iraq.
Theo quan điểm của chuyên viên Molinari, kịch bản nói trên hoàn toàn khả thi trong bối cảnh thực tế là lực lượng phiến loạn chống đối Tổng thống Syria không thể đứng vững nổi trước hành động của không quân Nga. Tuy nhiên, có sự tồn tại của lực lượng Sunni mà đằng sau là các phiến quân Hồi giáo không gia nhập IS, nên khó nói chắc về thành quả của chiến dịch này.
Liên minh do Saudi Arabia và Thổ Nhĩ Kỳ điều khiển, có sự ủng hộ tài chính của Qatar, Kuwait, Các Tiểu vương quốc Ả Rập thống nhất và Bahrain. Er-Riyadh và Ankara dành trợ giúp cho các nhóm phiến quân chống Tổng thống Assad với mục đích tạo lập một Nhà nước Hồi giáo Sunni mới, kích động thu phục sự ủng hộ của các bộ tộc Syria thù địch với sắc dân Alawite là cơ sở của đảng cầm quyền hiện nay ở Syria.
Mục tiêu của liên minh thứ ba do Mỹ dẫn dắt là thành phố Raqqa, thủ đô tự xưng của IS mà trong năm tới Mỹ dự định giáng đòn tấn công chiến lược nghiêm trọng. Theo ý kiến của quan sát viên, việc gia tăng nhịp độ chiến dịch quân sự của liên minh thứ ba gắn với thực tế sắp hết hạn n hiệm kỳ Tổng thống của ông Barack Obama, người muốn rời chức vụ sau khi đạt chiến tích nào đó làm suy yếu hoặc thậm chí thanh toán IS.
Ông Molinari nhận xét rằng điện Kremlin cũng có cùng mục đích đó và đang đẩy mạnh hoạt động của mình, trông đợi sử dụng Syria làm cơ sở củng cố môi trường bá chủ của Nga ở Trung Đông trước khi trong Nhà Trắng xuất hiện một Tổng thống mới kiên quyết hơn ông Obama.
"Xuất phát từ đây có dự báo cho năm 2016, mà theo đó tất cả các đấu thủ cơ bản ở Trung Đông đều sẽ quan tâm cố gắng đạt tới kết quả chiến lược không tương thích với nhau, và do đó hiện hữu nguy cơ đụng độ ở tầm lợi ích quốc gia", nhà báo Maurizio Molinari nhận định.
Theo DM