Cung tiền và lạm phát ở Mỹ: Một góc nhìn khác...

0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam
VietTimes – Việc tìm hiểu về chất lượng hay số lượng tiền được 'bơm' ra tác động tới lạm phát nhiều hơn sẽ tạo ra sự khác biệt to lớn trong việc hoạch định chính sách tiền tệ.

Cách tiếp cận của Cục dự trữ liên bang Mỹ (Fed) nhằm kiềm chế lạm phát trở thành là tâm điểm bàn luận của nhiều chuyên gia kinh tế từ đầu năm 2022 tới nay.

VietTimes trân trọng giới thiệu tới độc giả bài chuyển ngữ nêu quan điểm của David Ranson - Trưởng bộ phận nghiên cứu của HCWE & Co - được đăng tải trên tờ Barron's liên quan tới nội dung này.

Cung tiền và lạm phát ở Mỹ: Một góc nhìn khác... (Ảnh minh họa: Getty Images)

Cung tiền và lạm phát ở Mỹ: Một góc nhìn khác... (Ảnh minh họa: Getty Images)

Lạm phát không phải do 'cầu' vượt 'cung' như nhiều người lầm tưởng. Nó giống như một hiện tượng tiền tệ hơn. Nói cách khác, lạm phát đơn giản là sự 'rẻ' đi của đồng tiền - sức mua giảm sút của một đơn vị tiền tệ.

Lấy USD làm ví dụ. Có 1 cách để hạ giá nó, như điều mà mọi người thường bàn luận, là để cho hệ thống ngân hàng bơm thêm tiền vào lưu hành nhiều hơn so với mức mà người dân muốn sử dụng. Giá cả tăng lên cho đến khi giá trị thực của tài sản trở lại cân bằng so với cầu.

Dù có thể xảy ra, nhưng phương án trên không phải là cách duy nhất để khiến đồng USD yếu đi. Nó liên quan nhiều hơn tới tâm lý thị trường.

Cụ thể, nguyên nhân của tình trạng lạm phát hiện nay có vẻ ít liên quan tới thay đổi về lượng (cung tiền), mà có thể là do niềm tin về tương lai của đồng USD - với tư cách là phương tiện dự trữ giá trị - đang suy giảm (thay đổi về chất). Điều này phản ánh sự hoài nghi về cách mà các chính trị gia mô tả tiền tiền tệ và chính sách tài khóa để “chống lại” đà suy giảm do COVID-19. Giá cả tăng lên cho đến khi sức mua đồng USD giảm xuống mức phù hợp với sự tổn thất niềm tin vào tương lai của nó.

Dù theo cách nào, vẫn cần thời gian để quan sát phản ứng của chi phí sinh hoạt, trước hết là giá cả nguyên vật liệu (commodities), tiếp đến là giá hàng hóa và dịch vụ. Đó sẽ là những cảnh báo sớm, những thị trường cung cấp các bằng chứng đo lường sự thay đổi về chất của đồng USD.

Quan điểm về “tiền rẻ” phù hợp hơn đối với tình hình hiện tại. Kể từ đại dịch COVID-19, niềm tin của người dân vào hệ thống tiền tệ đã suy giảm cả ở Mỹ và trên trường quốc tế.

Lượng tiền lưu hành không tăng tương xứng với lạm phát mà chúng ta đang chứng kiến, như “quan điểm về số lượng” cho thấy.

Ví dụ, cung tiền M2 vốn được theo dõi sát sao gần như không tăng lên trong năm 2022. Nguồn gốc của tình trạng lạm phát tăng mạnh hiện nay chính là do những động thái về tài chính và tiền tệ hết sức liều lĩnh trong bối cảnh đại dịch.

Tìm hiểu xem đâu mới là điều quan trọng hơn – chất hay lượng – sẽ tạo ra sự khác biệt to lớn trong việc hoạch định chính sách tiền tệ.

Các thị trường tự do đưa ra nhiều quan điểm trái ngược về điều này, nhưng có vẻ phe thiên về chất lượng vẫn áp đảo. Nhưng phe có quan điểm đối lập cũng có cách tiếp cận riêng của họ để kiềm chế lạm phát.

Như trong lịch sử, các chính quyền khác nhau sẽ có những hướng giải quyết khác nhau đối với vấn đề lạm phát. Những chính quyền sử dụng biện pháp kiểm soát nguồn cung tiền hay tăng lãi suất thường có những kết quả không đồng nhất.

Nâng lãi suất không giúp cho một loại tiền tệ khỏe mạnh hơn! Mà có khi ngược lại: Những chính sách khó đoán càng làm tăng sự bất trắc.

Phe tin vào chất luôn tập trung vào việc giúp cho đồng USD khỏe mạnh nhất có thể, và có ý liên kết nó với một tiêu chuẩn cố định. Và tiêu chuẩn đó phải tự nhiên. Nếu chúng ta học được điều gì từ việc này, thì đó là những tiêu chuẩn không thể tạo nên sự ổn định. Chúng bị chính trị hóa.

Quan điểm về chất cho rằng, sự can thiệp vào thị trường tiền tệ kết nối đồng USD với một tài sản ổn định một cách tự nhiên như vàng. Đó là điều mà một cơ quan tiền tệ có thể làm. Đó là một cách để kiềm chế lạm phát mà không phải hạn chế đà tăng trưởng. Trên thực tế, nó có thể hơn cả như vậy. Nếu lạm phát bị kiềm chế, đà tăng trưởng chắc chắn sẽ tăng tốc trở lại.

Học thuyết của ngân hàng trung ương cho rằng sự can thiệp vào thị trường tiền tệ không có tác dụng giờ không còn được ưa chuộng. Nhiều pha thành công đầy kịch tính đã diễn ra, khi một cơ quan quản lý tiền tệ hỗ trợ đồng tiền của họ bằng cách sử dụng ngoại hối hay vàng dự trữ để mua nó lại từ các thị trường.

Một ví dụ gần đây nhất chính là Nga. Sự sụt giá mạnh của đồng rúp diễn ra sau khi Nga khởi động cuộc chiến ở Ukraine, khiến phương Tây áp đòn trừng phạt.

Nhiều dự báo về sự suy yếu của nền kinh tế Nga đã buộc chính quyền Moscow phải đưa ra hàng loạt biện pháp. Nga cuối cùng tạo ra bước ngoặt 180 độ khi liên kết đồng rúp với vàng.

Mặc dù không được xác nhận bởi ngân hàng trung ương, nhưng nó có tác dụng. Đồng rúp hồi phục trở lại ở mức trước khi xung đột xảy ra và giá trị của nó trên các thị trường thế giới khá ổn định. Lạm phát được kiềm chế, và đà suy giảm mạnh của nền kinh tế Nga đến nay đã được đảo ngược.

Ngược lại, chính sách của Fed đến nay vẫn là nâng lãi suất và giảm số lượng USD đang lưu hành. Đó là chính sách dựa trên quan điểm thay đổi về lượng, và nó không phải một chính sách để phục hồi niềm tin vào sự khỏe mạnh của đồng USD. Nó có thể kìm hãm doanh nghiệp tư nhân và làm tăng sự bất ổn - 'kẻ thù' của thị trường tài chính.

Cuối cùng, một tiêu chuẩn tiền tệ bất biến chắc chắn là ý nghĩa của cụm từ “đồng tiền khỏe mạnh”. Như nhà kinh tế học Judy Shelton đã chỉ ra, “tiền không phải là một phương tiện tích trữ giá trị đáng tin"./.

Theo Barron's