Những tuyến đường trên khắp các thành phố ở Ấn Độ hầy như bị bỏ không trong hơn một tuần qua, dưới lệnh phong tỏa kéo dài 21 ngày của chính phủ nước này.
Lực lượng cảnh sát Ấn Độ đã phải thừa nhận rất khó để giữ người dân ở trong nhà của họ, trong khi một nhà phân tích nói rằng, ở một mức độ nào đó thì sự dọa dẫm, răn đe cũng là điều cần thiết để thực thi các chỉ thị của chính phủ.
Ở Bangalore, cảnh sát giao thông thay vì sử dụng các biện pháp mạnh tay lại sử dụng khiếu hài hước của họ để khuyến khích cánh tài xế hạn chế tham gia giao thông.
Mới đây, người ta thường bắt gặp cảnh tượng 2 sĩ quan cảnh sát mang những chiếc mũ hình thù virus corona chủng mới màu xanh và đỏ, thường xuyên nhảy nhót xung quanh những người vi phạm sau khi tấp họ vào lề đường, trong khi những đồng nghiệp của họ thổi còi và gõ chiêng inh ỏi để giả định virus tấn công.
Ông Vijay Hadagil, thanh cảnh sát tại cục giao thông địa phưởng Bangalore, cho hay biện pháp này nhằm tăng nhận thức của người dân rằng “virus corona chủng mới lây lan rất nhanh”.
Ở Chennai, thanh tra cảnh sát Rajesh Badu cùng với một nghệ sĩ đường phố thiết kế một loại mu bảo hiểm có những cái gai màu đỏ, giống hình dạng của virus corona chủng mới khi nhìn qua kính hiển vi điện tử, để cảnh báo cánh tài xế.
Một số tài xế bị xử phạt bằng cách đeo mặt nạ virus corona cùng tấm bảng có ghi "Đừng ra ngoài, Đừng đến gần corona" (Ảnh: Reuters)
|
Mặc dù không thiếu những hình ảnh về “cảnh sát tốt” áp dụng những biện pháp linh hoạt, mềm mỏng, nhưng chính quyền Ấn Độ mới đây cũng bị phen xấu hổ khi nhiều đoạn video được đăng tải trên mạng xã hội cho thấy cảnh sát Delhi dùng roi đánh những người bán rau tại một khu chợ vẫn mở cửa sau khi lệnh đóng đã được áp dụng.
Cảnh sát ở các bang khác còn được trông thấy đang dùng roi đánh tài xế trên các trạm kiểm soát giao thông, hoặc bắt những người vi phạm phải chống đẩy, nhảy cóc để trừng phạt họ.
Tuy nhiên, đến tuần này thì những hình ảnh đáng xấu hổ trên đã không còn xuất hiện.
“Có rất nhiều câu chuyện tốt đẹp, nhưng không may thay…những chuyện tốt lại không lên báo” – Prakash Singh, cựu cảnh sát trưởng bang Uttar Pradesh và giờ là Chủ tịch Tổ chức Cảnh sát, nói.
Ông nói rằng những vụ việc “thiếu tính nhạy cảm” xảy ra thời gian qua là ví dụ điển hình cho thấy các biện pháp cũ kỹ mà cảnh sát đã sử dụng “từ 30 – 40 năm trước” và chúng nên chấm dứt ngay lập tức.
“Người dân vi phạm luật (phong tỏa) để thỏa mãn nhu cầu của họ. Người ta nghĩ ra đủ kiểu lời biện minh cho hành động của mình. Bởi vậy mà một chút yếu tố đe dọa, răn đe có thể là cần thiết để thực thi lệnh phong tỏa” – ông Singh nói.
Bình luận của bạn đọc
Bình luận bằng tài khoản VietTimes
Bình luận bằng tài khoản mạng xã hội
Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu