Trước đó, câu chuyện một con gà “cõng” 14 loại phí đã từng làm nóng diễn đàn Quốc hội tại kỳ họp thứ 9 Quốc hội khóa XIII vừa qua.
Những loại phí, lệ phí chồng chéo nhau như phí kiểm dịch gà con mới nở, cấp giấy kiểm dịch xuất khẩu gà khỏi trang trại ngoài tỉnh, kiểm soát giết mổ, tiêu độc, khử trùng... Quá trình chăn nuôi, các cơ sở phải lấy mẫu nước để kiểm tra xem có bệnh gì trên gia cầm không cũng phải đóng phí.
Tại phiên họp Quốc hội ngày 11/6, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Cao Đức Phát cho biết, Bộ NN&PTNT đã có công văn gửi Bộ Tài chính đề nghị phối hợp với Bộ NN&PTNT sửa lại Thông tư quy định về phí thú y, yêu cầu Cục Thú ý chủ động xây dựng và gửi sang Bộ Tài chính một dự thảo mới trên tinh thần giảm về mức tối thiểu những phiền nhiễu cũng như chi phí của người dân.
Theo đó, Bộ trưởng Bộ Tài chính đã chỉ đạo các đơn vị liên quan của Bộ Tài chính phối hợp với đơn vị chức năng của Bộ NN&PTNT rà soát các khoản phí và lệ phí quy định tại Thông tư số 04/2012/TT-BTC ngày 05/01/2012 về phí, lệ phí trong công tác thú y, nhằm giảm thủ tục hành chính, tránh chồng chéo, không hợp lý.
Sau khi nghiên cứu, Bộ Tài chính thấy rằng, theo một số quy định chuyên ngành trong lĩnh vực thú y thì có một số hoạt động chuyên môn thực hiện lặp đi lặp lại ở nhiều khâu.Ví dụ như vệ sinh, tiêu độc phương tiện vận chuyển; niêm phong phương tiện vận chuyển; cấp giấy chứng nhận kiểm dịch động vật…
Vì vậy, khi thực hiện lặp lại các công việc này ở các khâu khác nhau thì cũng đề xuất thu các khoản phí, lệ phí tương ứng. Dẫn đến, có sự trùng lặp, cần phải sửa đổi để cải cách thủ tục hành chính.
Căn cứ trên cơ sở đề xuất của Bộ NN&PTNT, ngày 7/8/2015, Bộ Tài chính đã ban hành Thông tư số 113/2015/TT-BTC bãi bỏ một số nội dung tại Thông tư số 04/2012/TT-BTC.
Cụ thể, bãi bỏ và sửađổi 14 khoản thu (bãi bỏ 13 khoản, sửa đổi 1 khoản)liên quan đến cấp giấy phép có thu lệ phí và21 khoản thu phí thú y ở các khâu khác nhau.
Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 8/8/2015.
Theo Trí thức trẻ