Đồ nhựa tiện lợi nhưng độc hại
Đồ dùng bằng nhựa đã trở nên quen thuộc trong cuộc sống hiện đại. Các vật dụng trong gia đình đến văn phòng, hàng quán,... đều chủ yếu làm bằng nhựa vì tiện lợi và giá cả quá rẻ.
Theo Boldsky, nhựa được làm từ than đá, khí thiên nhiên, cellulose, muối và dầu thô. Trải qua quá trình "tôi luyện" cùng với chất xúc tác, các hợp chất thu được gọi là polyme, sau đó được tiếp tục xử lý để thành nhựa.
Thông tin từ PLO, đồ dùng bằng nhựa tiện lợi, từ hộp nhựa đựng thực phẩm, đồ vệ sinh cá nhân, túi nhựa, chai nước cho đến các thiết bị điện tử như máy tính, máy tính xách tay, điện thoại di động,... Tuy nhiên, việc sử dụng đồ nhựa để đựng thực phẩm, hâm nóng thức ăn là việc không nên.
Đồ dùng bằng nhựa đã trở nên quen thuộc trong cuộc sống hiện đại. Ảnh: Internet
|
Các loại nhựa được sử dụng đựng thực phẩm và đồ uống bao gồm:
1. Polyethylene terephthalate: được sử dụng để làm chai nhựa và chai xà phòng salad và lọ nhựa.
2. Polyethylene mật độ cao: được sử dụng trong bình sữa và polyethylene mật độ thấp được sử dụng trong sản xuất túi nhựa và chai nhựa.
3. Polypropylene: được sử dụng trong hộp đựng sữa chua, nắp chai và ống hút.
4. Polystyrene: được sử dụng trong hộp đựng thực phẩm, đĩa dùng một lần, bao bì thực phẩm và các loại cốc bán hàng tự động.
5. Polystyrene: được sử dụng trong chai đựng nước cho bé, hộp đựng thực phẩm, hộp đựng đồ uống và các thiết bị nhỏ.
Nghiên cứu cho thấy có đến 5-30 hóa chất khác nhau được sử dụng trong 1 phần nhựa. Nhựa có chứa Bisphenol A (BPA) - hợp chất hoạt động như estrogen và liên kết với các thụ thể estrogen trong cơ thể, phá vỡ các quy định về trọng lượng cơ thể và thúc đẩy tăng cân và kháng insulin, tăng số lượng tế bào mỡ trong cơ thể.
Hơn nữa, khi nhựa tiếp xúc với kích thích tố estrogen bên trong cơ thể, nó làm tăng nguy cơ một số bệnh như bệnh tim, tiểu đường, rối loạn thần kinh, ung thư, rối loạn chức năng tuyến giáp, dị dạng sinh dục và nhiều bệnh khác. Chất BPA còn có thể dẫn đến sẩy thai và gây khó thụ thai cho phụ nữ, gây dị tật bẩm sinh và các vấn đề phát triển ở trẻ em.
Trong quá trình sản xuất nhựa dẻo và nhựa mềm (sản phẩm làm đẹp, đồ chơi, sơn,...), người ta thường sử dụng hóa chất Phthalate. Hóa chất này tác động tiêu cực đến khả năng miễn dịch và điều hòa kích thích tố, ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng sinh sản.
Theo tờ Tuổi Trẻ Online, Phó giáo sư Suresh Valiyaveettil - Chuyên ngành hóa học của Đại học Quốc gia Singapore (NUS), cho biết cấu trúc hóa học của các hộp nhựa đựng thực phẩm dù là loại dùng một lần hay loại tái sử dụng đều như nhau.
Sự khác biệt giữa 2 loại này là việc dùng những phụ gia, quy trình sản xuất khác nhau để tạo thành sản phẩm. Ông Valiyaveettil, các hộp nhựa tái sử dụng thường dày hơn, chắc chắn hơn, có độ bền cao hơn và có thể chịu được nhiều cấp độ thay đổi của điều kiện môi trường xung quanh. Trong khi đó, hộp nhựa dùng một lần thường có cấu trúc vật chất kém ổn định hơn, chịu nhiệt kém hơn.
Do đó, việc sử dụng hộp nhựa để đựng thức ăn đều chứa đựng nguy cơ tiềm ẩn đối với sức khỏe.
Cách giảm thiểu tác hại của đồ nhựa
Theo tờ Tuổi Trẻ Online, các chuyên gia khuyên bạn tránh sử dụng các hộp nhựa để đựng thực phẩm, đồ uống. Hãy sử dụng các lựa chọn thay thế thân thiện với môi trường như thay thế chai nhựa bằng chai thủy tinh, ống hút nhựa bằng ống hút tre, túi nhựa bằng túi giấy…
Không nên dùng đồ nhựa để đựng, hâm nóng thức ăn. Ảnh: Internet
|
Đặc biệt, bạn không đồ nhựa để làm nóng thức ăn, ngay cả các loại nhựa có gắn mác an toàn. Việc này khiến một phần hộp đựng bị tan chảy, rò rỉ "một lượng nhỏ phân tử phụ gia" ngấm vào thức ăn.
Bạn cũng không nên dùng hộp nhựa để đồ ăn còn đang nóng trong thời gian dài. Nếu buộc phải dùng tạm thì cũng nên chuyển đồ ăn nóng sang các loại bát đĩa kim loại hay gốm sứ, thủy tinh nhanh nhất có thể. Bên cạnh đó, các chuyên gia cũng khuyên bạn không nên dùng hộp nhựa chứa các loại thức ăn có tính axít cao như giấm, nước chanh.
Khi dùng đồ nhựa, ben nên tránh các loại chứa thành phần BPA hay Phthalate. Nhiều nước đã có quy định phải ghi rõ việc có hay không có chất này trên nhãn sản phẩm.
Ngoài ra, khi mua các sản phẩm đồ nhựa, bạn nên kiểm tra thành phần cấu tạo của sản phẩm nhựa qua mã nhận diện nhựa (Resin Identification Code) được in phía dưới đáy của sản phẩm. Mã này thường được thể hiện bằng chữ số in trong hình tam giác. Quy ước của các chữ số từ 1-7 trong mã nhận diện nhựa được quy định như sau:
Mã 1: Polyethylene terephthalate hay PET
Mã 2: High density polyethylene hay HDPE
Mã 3: Polyvinyl chloride hay PVC
Mã 4: Low density polyethylene hay LDPE
Mã 5: Polypropylene hay PP
Mã 6: Polystyrene hay PS
Mã 7: Polycarbonate hay PC và các loại nhựa khác.
Trong đó, phó giáo sư Suresh Valiyaveettil cho biết các mã 1, 2, 4, 5 và 6 thường sẽ không chứa BPA, còn mã 3 và 7 có thể chứa chất này.