Theo công ty bảo hiểm Allianz Trade, quyết định đầu tư tập trung vào sản xuất xe điện của Trung Quốc trong 15 năm qua đã đưa quốc gia này lên vị trí dẫn đầu toàn cầu trong lĩnh vực chuỗi cung ứng EV. Cuối những năm 2000, chính quyền Trung Quốc nhận ra tiềm năng của xe điện khi phải giải quyết các vấn đề quan trọng trong nước như ô nhiễm không khí và an ninh năng lượng.
Năm 2022, các nhà sản xuất Trung Quốc đã bán được số lượng xe điện nhiều gấp đôi so với các đối tác châu Âu và Hoa Kỳ cộng lại, đồng thời nắm giữ lợi thế cạnh tranh trong hầu hết các khía cạnh của chuỗi giá trị xe điện.
Các thương hiệu xe điện Trung Quốc đã thành công tăng thị phần toàn cầu từ dưới 40% vào năm 2020 lên gần 50% vào năm 2022. Kết quả này có được do 80% thị phần xe điện là thuộc quốc gia đông dân cư này.
Đồng thời, 3 trong số các loại xe điện bán chạy nhất ở châu Âu là hàng nhập khẩu của Trung Quốc năm 2022. Trong điều kiện xe điện được dự đoán cuối cùng sẽ phát triển và chiếm toàn bộ doanh số bán ô tô mới ở châu Âu, ô tô sản xuất tại lục địa này có thể sẽ bị thay thế hoàn toàn là ô tô sản xuất tại Trung Quốc, bất kể cho dù sản phẩm được sản xuất từ một công ty Mỹ, châu Âu hay Trung Quốc, báo cáo cho biết.
Báo cáo của nghiên cứu thị trường dự đoán, các nhà sản xuất ô tô Trung Quốc sẽ tiếp tục tăng thị phần địa phương trong thập kỷ tới, khiến các công ty châu Âu sụt giảm sản lượng so với các công ty Trung Quốc và khiến các công ty châu Âu thiệt hại tổng thể khoảng 6 tỉ (7,46 tỉ USD) bảng Anh mỗi năm.
Do tầm quan trọng chiến lược của ngành ô tô đối với nền kinh tế châu Âu, báo cáo khuyến nghị các nhà hoạch định chính sách có thể tìm kiếm những điều khoản thương mại song phương cùng có lợi với Trung Quốc và Mỹ, đồng thời đẩy mạnh phát triển cơ sở hạ tầng sạc điện nhằm tăng cường sử dụng xe điện trong cộng đồng.
Chính sách mở cửa cho phép Trung Quốc đầu tư vào lắp ráp ô tô trong các quốc gia châu Âu cũng thúc đẩy sản xuất trong khu vực, đồng thời cần có chính sách định hướng tăng khả năng tự cung cấp nguyên liệu thô quan trọng cho sản xuất pin EV.
Hiện nay, 6 trong số 10 nhà sản xuất pin lớn nhất có trụ sở tại Trung Quốc, kiểm soát khoảng 2/3 thị trường pin EV toàn cầu. Những chính sách thúc đẩy tăng cường đầu tư vào các công nghệ pin thế hệ tiếp theo có thể giúp giữ cho ngành ô tô của châu Âu phát triển mạnh sản xuất pin, cạnh tranh với những thị trường khác.
Báo cáo cũng chỉ ra rằng, những phát triển về quy mô sản xuất và ứng dụng công nghệ tiên tiến sẽ khiến xe điện có được mức giá ngang bằng với những phương tiện truyền thống, các nhà sản xuất ô tô nước ngoài sẽ không còn cơ hội đạt được doanh số bán hàng đáng kể ở Trung Quốc. Nguy cơ này có thể khiến các nhà sản xuất ô tô quốc tế rút lui hoàn toàn khỏi thị trường của quốc gia này trong những năm tới – một xu hướng đã và đang diễn ra.
Thực tế này cho thấy, các nhà sản xuất ô tô quốc tế phải chuẩn bị cho những thị trường mới ngoài châu Âu, phát triển chuỗi cung ứng đa dạng hóa nhằm đảm bảo được giá thành phù hợp và duy trì được thương hiệu truyền thống. Chiến lược này sẽ giúp các nhà sản xuất ô tô châu Âu cạnh tranh được với các doanh nghiệp Trung Quốc trong tương lai, khi EV sẽ trở thành phương tiện sử dụng chủ yếu trên toàn thế giới.
Theo E&T