Các chuyên gia nhận định về vị thế của Nga ở Syria

Hãng thông tấn Bloomberg trích dẫn nguồn tin, “rất gần với điện Kremlin và Bộ Quốc phòng Nga” cho biết, Moscow sẵn sàng ra lệnh không kích các vị trí của “Nhà nước Hồi giáo” không cần sự đồng thuận từ Washington.
Các chuyên gia nhận định về vị thế của Nga ở Syria

Theo hãng tin này, tổng thống V.Putin muốn xây dựng một liên minh chống khủng bố, bao gồm Mỹ, Nga, Chính quyền Syria. Nhưng lãnh đạo Mỹ còn đang lưỡng lự và chưa sẵn sàng tiếp nhận đề xuất này. Trong trường hợp đó, Moscow có thể sẽ hành động độc lập.

Bloomberg dẫn nguồn tin từ văn phòng tổng thống Mỹ cho biết, Washington sẵn sàng bàn luận vấn đề điều chỉnh tọa độ các đòn không kích, để tránh những sự cố vô tình va chạm với máy bay Nga, nhưng những đề xuất cụ thể vẫn chưa được đưa ra. Hãng tin này còn cho biết, điện Kremlin đã chuẩn bị một dự án đệ trình với Hội đồng Liên bang về việc triển khai 2000 chuyên gia ở Syria.

Phát ngôn viên Tổng thống - ông Dmitry Peskov bác bỏ hoàn toàn những thông tin này. Theo ông, đại đa số những thông tin đăng tải trên truyền thông về động thái của Nga ở Syria hoàn toàn không có gì đúng với thực tế. “Bình luận về những thông tin này thật sự ngớ ngẩn và có hại” ông nói. Peskov cũng cho rằng không nhìn thấy văn bản nào về khả năng đưa chuyên gia tới Syria.

Nhưng những động thái tích cực của Nga trên hướng Syria gần đây đang trở thành chủ để trọng tâm của truyền thông thế giới. Cách đây không lâu Pentagon đã công bố các bức ảnh vệ tinh cho thấy 12 máy bay cường kích Su -25, 12 cường kích Su-24, 15 máy bay trực thăng Mi-17 và Mi-24 cùng với 4 siêu chiến đấu cơ Su-30SM.

  Bản tin tình báo của Stratfor

Công ty tình báo và phân tích tư nhân Stratfor công bố thông tin về việc các đơn vị quân sự mặt đất Nga đang mở rộng và củng cố đường băng ở sân bay Latakin. Hãng tin Đức Deutsche Welle thông báo, dẫn nguồn từ lực lượng đối lập Syria về việc sửa chữa và nâng cấp sân bay Tartus, vốn dùng cho nông nghiệp.

"Truyền thông tự do - Free Press" đưa tin, Bộ tổng tham mưu Nga phản bác thông tin về việc đang xây dựng một căn cứ không quân ở Syria nhưng không loại trừ khả năng này. Trang thông tấn điện tử cũng thông báo rằng, Bộ ngoại giao Nga đã đặt vấn đề rõ ràng và cụ thể về ý định mà các đồng nghiệp Mỹ muốn đạt được ở Syria – chiến thắng lực lượng “Nhà nước Hồi giáo” hay lật đổ chính quyền Bashar al-Assad.

Hầu hết các chuyên gia chờ đợi khả năng làm sáng tỏ vấn đề này sẽ được đưa ra sau bài phát biểu của tổng thống Nga V.Putin tại đại hội đồng Liên Hiệp Quốc ở New York, ông dự kiến sẽ trình bày những đề xuất của Nga để làm ổn định tình hình khủng hoảng Syria. Nhưng nếu ý tưởng này không gặp những phản ứng thuận lợi, liệu Nga có sẵn sàng độc lập tiến hành chiến dịch chống “nhà nước Hồi giáo” và chiến dịch này liệu có hiệu quả?

Nhà nghiên cứu cao cấp thuộc Trung tâm An ninh quốc tế IMEMO Vladimir Yevseyev:

Cảm nhận thấy rằng Bloomberg chỉ là chuyển tiếp thông tin và hoàn toàn không phải có nguồn gốc từ Nga. Chúng ta biết rõ rằng V.Putin chuẩn bị đưa ra những đề xuất nhằm ổn định khủng hoảng Syria ở Liên Hiêp Quốc. Các bản tin truyền thông cho thấy rằng, phương Tây đang nhầm lẫn và lúng túng.

Cách đây không lâu, bản tin đăng trên báo Anh Daily Telegraph cho biết 75 chiến binh đối lập, được huấn luyện bởi Mỹ trên lãnh thổ Thổ Nhĩ Kỳ và được đưa về Syria vào tuần trước, đã không đơn giản chỉ là đầu hàng “Front an-Nusre" mà còn chuyển giao toàn bộ vũ khí trang bị cho chi nhánh của Al – Qaeda ở Syria này. Hơn thế nữa, chỉ huy của nhóm này ngay từ đầu đã có ý định lừa người Mỹ.

Đây không phải là lần đầu tiên, khi “lực lượng đối lập ôn hòa” được huấn luyện bởi người Mỹ, hoặc là bỏ chạy tan tác, hoặc là đầu hàng với đầy đủ vũ khí trang bị lực lượng Hồi giáo cực đoan. Trước thời điểm này đã có những trường hợp trong khu vực Kobani, người Mỹ thả vũ khí trang bị và lực lượng cực đoan Hồi giáo đã chiếm được, ở Iraq vũ khí Mỹ cũng rơi hàng loạt vào tay lực lượng khủng bố.

Những sự cố này dẫn đến những suy nghĩ nghiêm túc – hoặc người Mỹ thiếu năng lực trong việc tiến hành chiến dịch chống khủng bố, hoặc có ý đồ tạo điều kiện kéo dài cuộc chiến ở Iraq và Syria nhằm đạt mục đích lật đổ chính quyền Syria.

Hiện nay Mỹ và các đồng minh đang giảm dần tần suất hoạt động chống khủng bố. Trên lãnh thổ Syria số lược các phương tiện bay có người lái và không người lái của lực lượng không quân Mỹ, Thổ Nhĩ Kỳ, Pháp và Úc giảm rõ rệt. Điều đó cũng thể hiện sự lúng túng trong các giải pháp chính trị. Những hoạt động chống khủng bố lại khiến vùng ảnh hưởng của khủng bố Hồi giáo cực đoan càng mở rộng hơn.

Ví dụ: “Dzhebkhat an-Nusre", chi nhánh của Al-Qaeda đang chuẩn bị tấn công vào Latakia. Nguyên nhân duy nhất buộc chúng phải dừng lại là sự xuất hiện của các quân nhân Nga. Khi Mỹ đang hùng hồn tuyên bố về cuộc chiến với lực lượng cực đoàn, thì nước Nga, dù không tham chiến, nhưng sự hiện diện của các đơn vị quân đội Nga cũng đủ khả năng bảo vệ người dân vô tội ở Latikia. Tình huống trở lên vô cùng phức tạp khi có ai đó thổi phồng quả bóng chống IS nhưng vô hiệu trong khi các cuộc tàn sát tiếp tục gia tăng. Bây giờ người Mỹ bắt đầu dò xét – Nga có sẵn sàng không kích Syria độc lập hay không?

Có hai tình huống phụ thuộc vào Mỹ. Nếu họ tiếp tục huấn luyện và đào tạo lực lượng “đối lập ôn hòa” và những kẻ này tiếp tục chạy sang hàng ngũ của IS hoặc Al-Qaeda trên lãnh thổ của Thổ Nhĩ Kỳ hoặc Jordan. Điều đó cho thấy Mỹ quyết tâm lật đổ chính quyền Syria Bashar al-Assad bằng bàn tay của lực lượng cực đoan, điều đó không có gì nói thêm. Còn nếu như họ thực tế muốn dành thắng lợi trước IS, Nga cần phải liên minh với Mỹ.

Trong tình huống giả thuyết, mặc dù rất khó để xảy ra, thế giới sẽ tiếp nhận việc Nga triển khai chiến dịch quân sự chống IS thế nào? Trên thực tế, Nga có những căn cứ lý luận hợp pháp. Người Mỹ chiến đấu trên lãnh thổ Iraq do nhà nước Iraq cho phép. Nhưng nhà nước Syria chưa bao giờ cho phép Mỹ và đồng mình ném bom đất nước mình. Như vậy, nếu xét từ góc độ luật pháp quốc tế, những hoạt động của Mỹ ở Syria là bất hợp pháp. Hơn nữa một số nhà nước thuộc liên minh do Mỹ đứng đầu còn tài trợ cho các tổ chức khủng bố cực đoan. Mỹ có thể tiến hành các hoạt động vũ trang không cần có sự đồng ý của chính quyền sở tại nếu như có được nghị quyết cho phép của Hội đồng bảo an Liên Hiệp Quốc. Nhưng quyền này người Mỹ không có.

Quân đội Nga có mặt ở Syria theo yêu cầu của chính quyền hợp pháp Syria. Căn bản trên phương diện Luật quốc tế là hợp pháp. Do đó chẳng có gì ngăn cản Nga tiến hành các hoạt động vũ trang chống lại “nhà nước Hồi giáo”. Không phụ thuộc vào vấn đề, Mỹ và đồng minh sẽ nghĩ gì! Nhưng người Nga không muốn làm tình huống căng thẳng. Rõ ràng sẽ có những thỏa thuận giữa Lầu Năm Góc, Lực lượng quốc phòng Israel và Bộ quốc phòng Nga, giữa CIA và Cơ quan tình báo nước ngoài Nga. Không thỏa thuận không phải là lợi ích của Mỹ ở Trung Đông.

Một vấn đề quan trọng đặt ra. Liệu Nga có dành thắng lợi trong cuộc chiến chống “nhà nước Hồi giáo” nếu nó xảy ra? Liên minh chống khủng bố do Mỹ đứng đầu đã chiến đấu không hiệu quả! Một ví dụ cho thấy, sự hình thành một doanh trại dã chiến của Nga ở Latakia đã khiến lực lượng Hồi giáo cực đoan quyết định không tấn công.\

Các loại vũ khí của Nga làm thay đổi cục diện chiến trường, được thấy rõ nét trong các hoạt động không kích và các trận pháo kích của Syria. Quân đội Syria đã sử dụng các máy bay không người lái Nga để tiến hành trinh sát và dẫn bắn hỏa lực pháo binh, mang lại một ưu thế nhất định trên chiến trường.

Sự giúp đỡ của Nga mang lại hiệu quả rõ rệt. Trong tương lai sự giúp đỡ sẽ phát huy hiệu quả cao hơn nếu hai bên cùng phát huy hết khả năng những phương tiện chiến trang đã có ở Syria. Việc Nga gia tăng những hoạt động tích cực hỗ trợ Syria một phần phụ thuộc vào tình hình ở Iraq cho thấy khả năng ổn định rất thấp, nguy cơ thiệt hại về người và của của nhân dân ngày một lớn và không gian chiến trường trở lên đáng lo ngại trong mùa hè vừa qua.

Syria có dân số khoảng 23 triệu người, 12 triệu người đang có mặt ở Syria đang di tản vào khu vực do quân đội Syria kiểm soát. Khu vực do lực lượng cực đoan chiếm giữ đang dần trở thành khu vực không dân cư. IS đang tiến về những khu vực chiếm 80 – 90% dân cư đất nước, nếu không can thiệp, máu của vô vàn nạn nhân sẽ đổ.

Nếu Nga không xuất hiện ở Latakin, số lượng nạn nhân sẽ là vài trăm nghìn người. Nếu không có sự giúp đỡ từ bên ngoài, quân đội và chính quyền Syria không thể chống đỡ nổi. Nước Nga bắt buộc phải can thiệp để ngăn chặn một vụ thảm sát tập thể tiếp theo. Điều đó thấy rõ qua làn sóng di cư từ khu vực IS chiếm đóng. Nếu có lựa chọn tốt hơn, Nga đã không thực hiện hành động triển khai quân sự này.

Viện trưởng Viện Tôn giáo và Chính sách Alexander Ignatenko phân tích:

Việc tạo ra một liên minh rộng rãi là cần thiết, nhưng chính phủ Nga đang xem xét các kịch bản khác nhau.

Những thông tin của hãng Bloomberg không chính xác. Nga vào thời điểm này đang xem xét một số những khả năng phát triển tình huống ở Syria. Một trong những khả năng đó là buộc Nga phải hoạt động độc lập. Chính xác hơn là trong liên minh với lực lượng quân đội Syria, dân quân người Kurd và Iran trong trường hợp một liên minh quốc tế không thực hiện được. Cần phải có một cơ chế cảnh báo sớm nhằm ngăn chặn khả năng va chạm giữa quân đội Nga và liên minh như Mỹ, Israel cùng các nước khác.

Đang diễn ra những cuộc nói chuyện giữa Bộ trưởng quốc phòng Nga và Mỹ, giữa tổng tham mưu trường Nga và Israel. Hơn thế nữa, nhằm ngăn chặn khả năng va chạm đã tổ chức một nhóm chuyên gia, có mục đích ngăn chặn xung đột và va chạm hai bên. Nhưng đó không phải là kịch bản cả hai bên mong đợi.

Những gì liên quan đến cái gọi là “kế hoạch Putin”, như truyền thống thế giới thường gọi, thì kế hoạch đó hướng tới một mục tiêu xây dựng liên minh chống khủng bố quốc tế, bao gồm tất cả các thành viên của liên minh hiện nay do Mỹ cầm đầu và những thành viên mới. Liên minh hiện nay đang hoạt động thiếu hiệu quả, có đến 60 quốc gia tham gia, nhưng trực tiếp không kích chỉ có 5-7 nước, và cũng không thường xuyên.

Nga hy vọng điều kiện cần là chính quyền Syria với lực lượng vũ trang, dân quân ngươi Kurd "Peshmerga", Iran, Nga phải tham gia, điều kiện đủ là toàn thể các nước mong muốn chấm dứt khủng hoảng Syria. Trong đó có cả những nước có mối quan hệ thù địch với nhà nước Syria và tổng thống Assad.

Một điểm khá rõ là khi người Mỹ đổ lỗi cho Assad, họ phát biểu điều này thay cho một số nước có quan hệ thù địch tương tự như trường hợp ở Iraq và Libya. Thông qua những cáo buộc các nước quân chủ Trung Đông đang nỗ lực thực hiện mục tiêu, làm thế nào tiêu diệt chế độ Assad và phân chia đất nước Syria.

Hiện nay, các tổ chức cực đoan đang chiến đấu ở Syria có nguồn gốc từ nhiều nước Trung Đông, một số nước đã tổ chức huấn luyện, đào tạo, cung cấp vũ khí trang bị và tài chính. Các lực lượng này có được nguồn cung cấp không rõ ràng, nhưng rất dồi dào và theo nhiều hình thức khác nhau.

Nước Nga đang phải giải quyết một khủng hoảng vô cùng phức tạp mà kẻ giật dây là các thế lực nước ngoài. Chính vì vậy, bản chất của kế hoạch “Putin” là xây dựng một liên minh chống khủng bố, hy vọng là sẽ hoạt động dưới sự bảo trợ của Hội đồng bảo an Liên Hiệp Quốc.

Những quan chức quân sự luôn phát triển một số các phương án tiến hành chiến dịch.  Con đường tốt nhất là tạo thành một Liên minh chống khủng bố rộng rãi. Nhưng có những khả năng  liên minh đó sẽ không được thành lập do một số lãnh đạo, có tham vọng muốn lật đổ ông Assad và chính quyền Syria sẽ gây khó khăn phức tạp cho sự đồng thuận.

Trong tình huống này, nhiệm vụ quốc tế và cũng là nhiệm vụ lịch sử - cứu vớt sự tồn vong của nhà nước Syria cần có kế hoạch B – một liên minh đứng đầu là Nga.

Syria – đất nước có thể nói là nền tảng của Trung Cận Đông. Nếu nhà nước Syria biến mất, cả vùng Trung Đông bốc cháy mà trước hết là Saudi Arabia. “Nhà nước Hồi giáo” nếu chiến thắng ở Syria sẽ hướng mũi nhọn của nó về phía quốc gia này. ISIL không phải một lần đã tuyên bố, sẽ đánh chiếm Mecca và Medina, loại bỏ nhà nước Saudi. Điều gì sẽ xảy ra với Thổ Nhĩ Kỳ - cùng là một vấn đề lớn, chưa nói đến các quốc gia khác. Rất tiếc cho đến nay, bị che mờ bởi những ý đồ cá nhân, nhiều lãnh đạo thế giới Hồi giáo vẫn cho rằng tất cả là lỗi ở Assad, sau khi tiêu diệt ông ta mọi việc sẽ trở lại tốt đẹp

Nhiệm vụ không phải là bảo vệ chế độ Bashar al-Assad, mà là bảo vệ nhà nước Syria như một quốc gia độc lập. Nếu hiểu được điều này, đã không có đường lối chính trị phức tạp hiện nay và những dòng chiến binh Hồi giáo cực đoan đến từ rất nhiều nước trên thế giới.Một số các chính trị gia đang có tầm nhìn hạn hẹp, họ muốn giải quyết vấn đề Syria như đã từng làm với Libya, Iraq. Họ muốn tiêu diệt nhà lãnh đạo, xóa bỏ thể chế chính trị và cả quốc gia.

Chế độ ông Bashar al-Assad đã chống cự được hơn 4 năm. Điều đó cho thấy các thế lực bên ngoài đang sai lầm và buộc họ phải nhìn lại đường lối chính trị mà họ đã tiến hành ở Trung Cận Đông nói chung và Syria nói riêng.

Họ sẽ hiểu khá sớm một vấn đề, trong cả hai trường hợp không tham gia liên minh với Nga, kể cả “Nhà nước Hồi giáo” thắng hay bại, ngọn lửa chiến tranh khủng bố của chủ nghĩa cực đoạn sẽ đốt ngay trên mảnh đất họ đang ngồi. Nhưng điều đó còn phụ thuộc vào sự sáng suốt của những nhà lãnh đạo, tầm nhìn chiến lược, khả năng gạt bỏ những quan hệ cá nhân đề mang đến một sự hòa bình, ổn định cho Trung Đông.

Theo QPAN