Biển Đông: Tàu sân Mỹ “tháo chạy” do bị tàu ngầm Trung Quốc ngắm bắn?

VietTimes --  Báo chí Trung Quốc cho hay nguyên nhân 2 tàu sân bay động cơ hạt nhân USS John C. Stennis và USS Ronald Reagan vội vã rời khỏi Biển Đông ngày 12/7 là bị radar điều khiển hỏa lực của tàu ngầm hạt nhân Quân đội Trung Quốc ngắm bắn mà không thể phát hiện...
Lan Ninh Lợi, Phó Đô đốc nghỉ hưu Đài Loan. Ảnh: CRNTT
Lan Ninh Lợi, Phó Đô đốc nghỉ hưu Đài Loan. Ảnh: CRNTT

Gần đây, báo chí Trung Quốc cho hay nguyên nhân 2 tàu sân bay động cơ hạt nhân USS John C. Stennis và USS Ronald Reagan vội vã rời khỏi Biển Đông ngày 12/7 là bị radar điều khiển hỏa lực của tàu ngầm hạt nhân Quân đội Trung Quốc ngắm bắn mà không thể phát hiện, cho đến khi quân đội Trung Quốc chủ động thông qua đường dây nóng thông báo cho phía Mỹ, yêu cầu họ lập tức rời đi.

Báo Trung Quốc còn thổi phồng sự việc bằng những từ ngữ khoa trương như "Quân đội Mỹ sợ toát mồ hôi", "Quân đội Mỹ sợ vỡ mật" – tờ Liên hợp Đài Loan ngày 15/9 phản ánh.

Tuy nhiên, Phó Đô đốc nghỉ hưu Đài Loan là Lan Ninh Lợi cho rằng những tuyên truyền của báo chí Trung Quốc "hoàn toàn là những lời nói bịa đặt không có tí chuyên nghiệp nào. Trong những năm gần đây, Trung Quốc thường thổi phồng về khả năng của quân đội nước này, báo chí Đài Loan không nên cả tin".

Hai cụm tấn công tàu sân bay phô trương sức mạnh trên Biển Đông. Ảnh: Đa Chiều
Hai cụm tấn công tàu sân bay phô trương sức mạnh trên Biển Đông. Ảnh: Đa Chiều

Lan Ninh Lợi cho hay vào tháng trước Hạm đội 7 Mỹ đã triển khai 2 cụm tấn công tàu sân bay động cơ hạt nhân USS John C. Stennis CVN-74 và USS Ronald Reagan CVN-76.

Động thái này ngoài nhấn mạnh chuyển trọng điểm sang Thái Bình Dương, còn có một số vấn đề đáng chú ý là: hai cụm tấn công tàu sân bay diễn tập kỹ năng tác chiến hiện đại và cùng tập trận với một số đồng minh, đối tác ở khu vực này. Đồng thời tàu sân bay USS John C. Stennis còn có sự tiếp xúc chuyên nghiệp với tàu Trung Quốc.

Lan Ninh Lợi cho rằng 2 cụm tấn công tàu sân bay thao diễn tác chiến không đối không và tấn công đối kháng khoảng cách xa, chỉ huy kiểm soát cả kết hợp và chia tách liên đội hàng không.

Khi tàu sân bay USS John C. Stennis đến biển Philippines, tàu do thám AGI của Quân đội Trung Quốc bắt đầu bám đuôi, luôn giữ khoảng cách 3 - 5 hải lý, không hơn 10 hải lý.

Hai cụm tấn công tàu sân bay phô trương sức mạnh trên Biển Đông. Ảnh: Sina
Hai cụm tấn công tàu sân bay phô trương sức mạnh trên Biển Đông. Ảnh: Sina

Lan Ninh Lợi cho hay sau khi tàu sân bay Mỹ tiến vào Biển Đông, có lúc Trung Quốc đã tăng thêm một tàu tuần tra. Sau khi Trung Quốc rút tên lửa triển khai bất hợp pháp ở quần đảo Hoàng Sa (thuộc chủ quyền của Việt Nam), tàu sân bay USS John C. Stennis rời khỏi Tây Thái Bình Dương, quay lại Hawaii tham gia cuộc tập trận Vành đai Thái Bình Dương-2016.

Báo chí Trung Quốc cho rằng tàu sân bay USS John C. Stennis phải vội vã chạy trốn là do radar điều khiển hỏa lực của tàu ngầm hạt nhân hải quân Trung Quốc ngắm bắn – đây hoàn toàn là lời nói bịa đặt không có tí chuyên nghiệp nào.

Trong nhiều năm qua, báo chí Trung Quốc thường thổi phồng về sức mạnh của Quân đội Trung Quốc, do đó báo chí Đài Loan không nên tin vào tất cả những thông tin này, mà phải tiếp nhận có chọn lọc.

Hai cụm tấn công tàu sân bay phô trương sức mạnh trên Biển Đông. Ảnh: Sina
Hai cụm tấn công tàu sân bay phô trương sức mạnh trên Biển Đông. Ảnh: Sina