Bí mật lực lượng đặc nhiệm Indonesia KOPASSUS

Đặc nhiệm Indonesia KOPASSUS là một lực lượng ít người biết đến, nhưng là 1 trong 5 lực lượng đặc nhiệm mạnh nhất thế giới. KOPASSUS có năng lực tác chiến cao và dày dạn kinh nghiệm chống khủng bố.
Đặc nhiệm Indonesia KOPASSUS
Đặc nhiệm Indonesia KOPASSUS

Lực lượng đặc nhiệm quân đội Indonesia được hình thành vào ngày 16.04.1952 vàmang tên Kesatuan Komando Tentara TerritoriumIII/Siliwangi(Kesko TT). Động lực thúc đẩy hình thành đội đặc nhiệm là cuộc chiến chống quân đội RMS(Republik Maluku Selatan, hay là Cộng hòa Nam Moluccas), hoạt động của quân đội nước này được sự yểm trợ của hai đại đội đặc nhiệm thuộc quân đoàn đặc nhiệm Hà Lan(KST).

Binh sĩ Indonesia choáng váng và tổn thất nặng nề khi các xạ thủ bắn tỉa KST tham chiến. Từ bài học đẫm máu này đã nảy sinh ý tưởng xây dựng một lực lượng tương tự. Tư tưởng thành lập lực lượng đặc nhiệm được Trung tá Slamet Riyadi đề xuất nhưng ông không được nhìn thấy thành quả của mình do đã hy sinh trong cuộc chiến chống lại những người ly khai RMS.

Sau đó, đại tá Kavilarang, người có cùng quan điểm với Riyadi nhờ sự giúp đỡ của tình báo quân sự, đã gặp thiếu tá Rokus Bernardus Visser, cựu sĩ quan đặc nhiệm của Hà Lan, sau khi nghỉ hưu trở thành công dân của Indonesia. Ông sống ở ở Tây Java, lấy vợ địa phương, cải đạo Hồi giáo và có tên là Mohamad Idzhon Janbu. Tiếp nhận lời mời của Kavilarang, ông trở thành quân nhân được tuyển dụng đầu tiên và cũng là chỉ huy đầu tiên của lực lượng đặc nhiệm.

Biểu tượng phân biệt của lính đặc nhiệm là mũ nồi đỏ, tương tự như các đặc nhiệm Hà Lan. Tên gọi đầu tiên của lực lượng là KESATUAN KOMANDO TERRITORIUMIII(KTT). Sau nhiều lần thay đổi, cuối cùng vào ngày 23.05.1985Lực lượng đặc nhiệm Indonesia chính thức có tên là KOPASSUS(Komando Pasukan Khusus), có nghĩa là lực lượng biệt kích đặc nhiệm.

Từ thời điểm thành lập, lực lượng đặc nhiệm đã liên tục tham gia các chiến dịch chống lại các lực lượng ly khai và các tổ chức chống đối chính quyền tổng thống Suharto như DI / TII, PRRI, PERMESTA, RMS, GESTAPU / PKI, PGRS, PARAKU, phong trào Tự do Papua. Cũng chính vì vậy mà lực lượng đặc nhiệm tích lũy được rất nhiều kinh nghiệm chiến đấu chống các tổ chức phá hoại và lực lượng du kích.

Đến năm 1992, lực lương KOPASSUS có khoảng 2 500quân nhân. Năm1996quân số theo biên chế của KOPASSUS lên đến 6000người nhờ những nỗ lực của trung tướng Prabowo. Sự phát triển của lực lượng dựa trên những dự đoán về khả năng xảy ra những cuộc chiến tranh và xung đột với các lực lượng khủng bố Hồi giáo cực đoan quốc tế đang phát triển mạnh mẽ trên toàn thế giới.

Cơ cấu biên chế tổ chức của đặc nhiệm Indonesia

Cho đến ngày nay, biên chế tổ chức của lực lượng đặc nhiệm Indonesia Kopassus (Komando Pasukan Khusus) có khoảng 6.500 quân. Trụ sở chính đặt tại Cijantung gần Jakarta. Trường huấn luyện đặc biệt nằm ở Tây Java trong khu vực Batu Jajar. Là binh chủng đặc biệt, do đó tư lệnh trưởng lực lượng có trần quân hàm thiếu tướng. KOPASSUS được chia thành năm đơn vị chuyên biệt, mỗi đơn vị thuộc quyền chỉ huy của một sĩ quan cấp hàm đại tá.

Ba đơn vị đầu tiên là những đơn vị biệt kích đổ bộ đường không (lực lượng nhảy dù - Para Commando). Mọi quân nhân trong lực lượng này bắt buột phải trải qua một khóa huấn luyện đổ bộ đường không: nhảy dù từ các phương tiện bay và đổ bộ từ máy bay trực thăng. Hai đơn vị đầu tiên là những đơn vị chiến đấu. Đơn vị thứ 3đóng quân tại Batujajar ở phía tây của đảo Java. Đây là trung tâm huấn luyện và thao trường bãi tập của lực lượng đặc nhiệm.

Đơn vị thứ 4 là đơn vị trinh sát đặc nhiệm có tên gọi là Sandhy Yudha, căn cứ đóng quân ở Cijantung, Jakarta. Đơn vị được chia thành ba tiểu đoàn mang phiên hiệu (1, 2 và 3) đã trải qua quá trình tuyển chọn kỹ lưỡng theo yêu cầu nhiệm vụ. Các thành viên trong đội được huấn luyện tăng cường để trở thành các trinh sát viên với nhiệm vụ luồn sâu vào hậu phương của đối phương và tấn công các mục tiêu quan trọng cấp chiến lược – chiến dịch.

Bí mật lực lượng đặc nhiệm Indonesia KOPASSUS ảnh 1
Tác chiến luồn sâu trong rừng và đầm lầy nhiệt đới

Tổ chức cấp chiến thuật là các đội trinh sát luồn sâu có 5 người. Trong giai đoạn thời bình các biệt kích – trinh sát viên có nhiệm vụ trinh sát địa hình kẻ thù tiềm năng, nhiệm vụ chủ yếu là tìm hiểu, nắm bắt thật sâu đặc điểm tình hình xã hội các khu vực của đối phương, phát hiện những nhóm người có những điểm cần chú ý mà các lực lượng đặc nhiệm có thể lợi dụng khi chiến tranh nổ ra. Đó có thể là những nhóm dân tộc thiểu số mà quyền lợi của họ bị xâm hại từ những chính sách hành động của chính quyền, các tổ chức vi phạm phát luật, các tổ chức chính trị hoạt động chống phá chính quyền .v.v..

Bí mật lực lượng đặc nhiệm Indonesia KOPASSUS ảnh 2
Đặc nhiệm Indonesia huấn luyện chiến đấu

Bắt đầu từ tháng 6.1997lực lượng KOPASSUS đã đưa những phân đội nhỏ vào những thành phố lớn của Indonesia với nhiệm vụ bí mật. Sử dụng vỏ bọc bên ngoài là dân sự, họ tiến hành các nhiệm vụ hoạt động bí mật. Chỉ một ngày không nhất định theo mệnh lệnh họ quay trở về căn cứ để báo cáo về nhiệm vụ được giao hoặc nhận nhiệm vụ mới. Đây là các chuyên gia trong lĩnh vực tạo vỏ bọc và ngụy trang, che dấu các hoạt động của mình, được huấn luyện theo chương trình “Mũ nồi xanh” của quân đội Mỹ nhằm tiến hành các cuộc chiến trong khu vực dân cư – thành phố lớn”. Những quân nhân của lực lượng đặc nhiệm thành phố đã tác chiến rất hiệu quả tại ba điểm nóng ở Indonesia như Đông Timor, Aceh và Irian.

Lực lượng đặc nhiệm chống khủng bố.

Đơn vị thứ 5có tên gọi là Pasukan Khusus-angkatan Darat(KOPASSUS-AD)— lực lượng đặc nhiệm chống khủng bố trực thuộc Bộ quốc phòng – còn gọi là Đoàn 81. Đây là lực lượng quân nhân đặc biệt tinh nhuệ được lựa chọn từ đơn vị thứ 4, những quân nhân tốt nhất của KOPASSUS.

Căn cứ của đơn vị nằm ở Cijantung phía Nam Jakarta và hoàn toàn tách biệt với các đơn vị khác. Đơn vị thứ 5 có nhiệm vụ đặc biệt chống khủng bố và là lực lượng hộ tống tổng thống Indonesia khi ra nước ngoài. Do yêu cầu bảo mật cao, những thông tin về lực lượng này rất ít, theo một số nguồn tin, các quân nhân của lực lượng này hoạt động theo mô hình của lực lượng đặc nhiệm Đức GSG-9.

Bí mật lực lượng đặc nhiệm Indonesia KOPASSUS ảnh 3
Đặc nhiệm Indonesia chống khủng bố

Hiện nay quá trình tuyển chọn và huấn luyện lực lượng chống khủng bố có nhiều thay đổi, do các chuyên gia Mũ nồi xanh của Mỹ đã tích cực tham giá quá trình đào tạo và huấn luyện. Vũ khí trang thiết bị và phương tiện chiến đấu của đặc nhiệm chống khủng bố Indonesia khá đa dạng và hiện đại như các đơn vị đặc nhiệm nổi tiếng khác trên thế giới.

Biên chế của lực lượng tương đương với một tiểu đoàn khoảng 200 quân nhân, được chia thành các đội, mỗi đội có từ 20 đến 30 người tương tự như biên chế các đội đặc nhiệm Đức GSG-9và Anh SAS. Các đội đặc nhiệm này được chia thành các tiểu đội tấn công và bắn tỉa. Tất cả thành viên các đội đều phải trải qua chương trình huấn huyện đặc biệt tinh nhuệ, bao gồm các chương trình đổ bộ nhảy dù và bơi lặn. Rất nhiều các thành viên của đội đã đạt chứng chỉ nhảy dù quốc tế cấp HALO(nhảy dù kéo dài thời gian) và chứng chỉ người nhái chuyên nghiệp quân sự.

Những kinh nghiệm chống khủng bố của lực lượng.

Đơn vị thứ 5 trở thành nổi tiếng nhờ chiến công trong chiến dịch giải phóng con tin bị bắt trên máy bay chở khách của Indonesia tại sân bay Don Muang, Thái Lan năm 1981. Nhưng một trong những chiến dịch có ý nghĩa quan trọng nhất mà lực lượng đặc nhiệm của đơn vị số 5 tiến hành diễn ra vào tháng 5.1996, khi các đặc nhiệm đã giải phóng được các con tin bị các chiến binh khủng bố của tổ chức ly khai bắt cóc.

08.01.1996 một nhóm các nhà nghiên cứu của Quỹ bảo vệ động vật hoang dã thế giới, UNESCO và Câu lạc bộ Sinh học Indonesia đã bị bắt cùng với một số nông dân huyện Irian Jayan. Nhóm bắt cóc thuộc tổ chức Phong trào tự do Papua(Organisasi Papua Merdeka hay viết tắt là OPM). Các nhà nghiên cứu đang tham gia vào chương trình thám hiểm có tên gọi"Lorenz 95", nghiên cứu các loài quý hiếm của hệ động thực vật khu vực. Các con tin có 24 người (theo Indonesia -26), trong đó bao gồm 17 người Indonesia, bốn người Anh, hai người Hà Lan và một người Đức.

Bí mật lực lượng đặc nhiệm Indonesia KOPASSUS ảnh 4
Đặc nhiệm Indonesia đổ bộ đường không từ trực thăng.

Khu vực Irian Jaya (Irian Jaya) nằm ở Tây Papua là một khu vực dân cưthưa thớt, các hòn đảo bao phủ bởi rừng cây rậm rạp, có rất ít đường hoặc tuyến đường giao thông. Những rặng núi dốc và thung lũng sâu thuận lợi cho việc che dấu và ẩn nấp trong rừng. Lực lượng nổi dậy duy trì liên lạc với bên ngoài thông qua những người trung gian, trong đó có các linh mục Cơ đốc giáo và người của Hội chữ thập đỏ quốc tế.

Hầu hết các con tin, trong đó có công dân Đức được thả đến đầu tháng 5.1996. Lực lượng nổi dậy giữ lại 11 người, trong đó có 4 người Anh, 2 người Hà Lan và 5 người Indo. Để giải quyết tình hình, chính phủ Indonesia đã thành lập một đội đặc nhiệm do tư lệnh trưởng KOPASSUS chuẩn tướng Prabowo chỉ huy. 8.05. 1996, một trăm sĩ quan và binh sĩ KOPASSUS thuộc đoàn81đã theo dõi và truy đuổi quân nổi dây khi các chiến binh đang dẫn con tin đi xuyên qua rừng rậm nhiệt đới.

Nhiệm vụ trinh sát được thực hiện bằng các máy bay không người lái có lắp thiết bị dò tìm thân nhiệt thuê của Singapore, ngoài ra còn sử dụng chó nghiệp vụ. Được sự giúp đỡ của những thợ săn địa phương từ vùngIrian Jayan, lực lượng đặc nhiệm ngày 15.05.1996 đã phát hiện được vị trí nhóm quân khủng bố khoảng 20 người và các con tin.

Trực thăng chiến đấu đã đổ bộ lực lượng gần vị trí và lập tức tổ chức tấn công. 8 con tin được giải phóng ngay sau khi đặc nhiệm tiến vào, 3 người khác bị các chiến binh nổi dậy kéo đi bắn, một phụ nữ Indonesia gốc châu Âu chạy thoát nhưng 2 phụ nữ Indonesia bị chết do vết thương quá nặng. Trong cuộc đấu súng 8 chiến binh khủng bố bị tiêu diệt, 2 bị bắt. Không cótổn thất từ phía KOPASSUS.

Tuyển chọn lực lượng chiến sĩ đặc nhiệm.

KOPASSUS không chỉ tham gia vào các chiến dịch đặc biết, mà tham gia vào hầu hết các hoạt động chống phá hoại, lật đổ, các chiến dịch đảm bảo an ninh nội địa. Lực lượng được trang bị các loại vũ khí, trang thiết bị, quân trang quân dụng tốt nhất. Các quân nhân được đảm bảo nhà ở, công tác hậu cần đầy đủ, có được mức lương cao hơn hẳn các lực lượng quân sự khác. Do đó, phục vụ trong lực lượng đặc nhiệm là một vinh dự và quy trình tuyển chọn cũng như huấn luyện rất nặng nề.

Sự lựa chọn trước hết là thể lực tốt và tâm lý vững vàng. Một vấn đề quan trọng là tư tưởng phải hết sức kiên định. Điều này liên quan đến nhiệm vụ của lực lượng đặc nhiệm là đấu tranh chống lại các lực lượng ly khai, khủng bố Hồi giáo cực đoan hoạt động trên lãnh thổ Indonesia. Những ứng cử viên sau khi gửi đơn và những tài liệu cá nhân liên quan sẽ phải trải qua đợt tuyển chọn đầu tiên. Những người đã vượt qua đợt kiểm tra về hồ sơ cá nhân và kiểm tra tâm lý, sẽ được tiếp nhận vào quá trình tuyển chọn chính, kéo dài 9 tháng.

Bí mật lực lượng đặc nhiệm Indonesia KOPASSUS ảnh 5
Rèn luyện tâm lý và sức chịu đựng trong điều kiện khó khăn

Trong thời gian này các ứng viên phải vượt qua nhiều thử thách về sức khỏe, sự chịu đựng dẻo dai và ý chí. Học viên sẽ tham gia khóa học tập của lực lượng biệt kích kéo dài 6 tháng. Khóa học bao gồm các bài huấn luyện về tiến hành các hoạt động tác chiến du kích trong điều kiện rừng nhiệt đới, khả năng sống còn trong môi trường khắc nghiệp và những bài tập kỹ chiến thuật nâng cao khác.

Ứng viên phải trải qua khóa học đổ bộ đường không bằng dù, trong đó có nhảy dù đêm, nhảy dù có sử dụng vũ khí và nhảy dù xuống rừng rậm. Sau khi tiếp đất trong rừng rậm, các học viên phải đến địa điểm tập kết với đầy đủ vũ khí trang bị và hai bộ dù chính và dự trữ.

Trong các bài tập chiến thuật có sử dụng đạn thật, mức độ nguy hiểm đối với các ứng viên khi thực hiện các bài kiểm tra rất cao. Hầu như đợt tuyển chọn nào cũng có sự cố chết người. Nguyên nhân rất nhiều: kiệt sức, tai nạn….

Yêu cầu đối với các ứng viên KOPASSUS vô cùng khắt khe, học viên không được phép phạm lỗi dù rất nhỏ. Mỗi học viên KOPASSUS phải có được những kỹ năng như nhảy dù thả rơi tự do, khả năng lặn ngầm có thiết bị và ứng dụng, kỹ năng bắn tỉa, leo núi, tác chiến điện tử, chiến tranh tâm lý, ngôn ngữ địa phương. Từ binh nhất đến hạ sĩ quan phải biết thấp nhất là hai thổ ngữ, sĩ quan đặc nhiệm bắt buộc phải thành thạo ngoại ngữ liên quan đến khu vực hoạt động.

Quá trình tuyển chọn kéo dài liên tục cho đến khi kết thúc khóa huấn luyện, người phạm lỗi dù là ngày cuối cùng của khóa huấn luyện cũng bị loại trừ. Một trong yêu cầu quan trọng bậc nhất của khóa học là tuyệt đối phục tùng mệnh lệnh và hoàn thành nhiệm vụ được giao. Gần kết thúc khóa học là một đợt hành quân dài ngày 380 km đường núi, khi hành quân các học viên chỉ có khẩu phần ăn tối thiểu.

Các ứng viên sau khi vượt qua đợt hành quân này sẽ trải qua đợt tuyển chọn cuối cùng, có tên gọi là “ Tránh bị bắt và chạy trốn tù binh” Các ứng viên bị bắt làm tù binh và dẫn giải về khu tập trung lập tức bị loại khỏi danh sách. Những ngườivượt qua một trặng đường bị săn đuổi sẽ đến tập trung tại một bãi biển khá xa khu vực huấn luyện, ở đó sẽ thực hiện Lễ trao quân phục và mũ nồi danh dự của đặc nhiệm KOPASSUS.

Vũ khí trang bị của lực lượng đặc nhiệm Indonesia.

KOPASSUS được trang bị các loại vũ khí và trang thiết bị hiện đại nhất hiện nay. Các biệt kích đặc nhiệm chống khủng bố được trang bị vũ khí cá nhân là tiểu liên H&K MP5, được coi là chuẩn vũ khí chống khủng bố, ngoài ra còn có súng ngắn Beretta cỡ nòng 9mm và 11,43mm(.45) hoặc có thể là súng ngắn cỡ nòng .22 Caliber. Vũ khí lạnh thông thường là dao găm biệt kích đa dụng FS.

Bí mật lực lượng đặc nhiệm Indonesia KOPASSUS ảnh 6
Lực lượng KOPASSUS huấn luyện xạ kích
Bí mật lực lượng đặc nhiệm Indonesia KOPASSUS ảnh 7
Huấn luyện võ thuật Đao pháp
Bí mật lực lượng đặc nhiệm Indonesia KOPASSUS ảnh 8
Huấn luyện võ thuật Côn pháp
Bí mật lực lượng đặc nhiệm Indonesia KOPASSUS ảnh 9
Huấn luyện chống tấn công bằng dao của đặc nhiệm Indonesia KOPASSUS

Theo từng nhiệm vụ chiến đấu khác nhau, lực lượng đặc nhiệm Indonesia được cấp các loại vũ khí đáp ứng tình hình thực tế chiến trường, từ súng bắn tỉa đến các loại súng máy, súng phóng lựu chống tăng hiện đại sản xuất từ phương Tây.

Thực hiện nhiệm vụ đổ bộ đường không, đặc nhiệm KOPASSUS theo tình hình sẽ sử dụng hai loại dù HALO(High Altitude Low Opening— nhảy dù tự do từ trên cao mở dù thấp) vàHAHO(High Altitude High Opening— nhảy dù mở từ trên cao). Để cơ động đường thủy, lực lượng sử dụng các xuồng cao su LCR(Landing Craft Rubber). Quá trình huấn luyện lực lượng tác chiến dưới nước tương tự như huấn luyện lực lượng hải cẩu của Hải quân Mỹ.

Bí mật lực lượng đặc nhiệm Indonesia KOPASSUS ảnh 10
Huấn luyện chống chiến tranh du kích

Trong biên chế trang bị của KOPASSUS có các phương tiện thông tin liên lạc hiện đại, trang bị y tế cá nhân và đơn vị độc lập, các phương tiện giao thông trên mọi môi trường. Lực lượng cũng dự kiến mua của Nga các máy bay trực thăng đổ bộ và tấn công, nhằm tăng cường khả năng cơ động độc lập và sức chiến đấu của lực lượng.

Từ một đơn vị tác chiến bí mật, lực lượng đặc nhiệm Indonesia đã trở thành một lực lượng chống khủng bố mạnh trong khu vực Đông Nam Á. Thời gian gần đây, lực lượng KOPASSUS thường xuyên tham gia huấn luyện và tập trận chung với các lực lượng đặc nhiệm của Mỹ, Anh và Malaisia. Đó cũng là một minh chứng cho vị thế của đặc nhiệm Indonesia đối với các đồng nghiệp thế giới.

Trịnh Thái Bằng