Đó là ý kiến của chuyên gia hàng đầu Viện Nghiên cứu Quốc tế thuộc MGIMO Andrei Ivanov. Mới đây, kênh truyền hình Fox News của Mỹ đưa tin Trung Quốc đã bố trí một số dàn tên lửa phòng không tầm xa
Hệ thống HQ-9 được thiết kế để tác chiến chống nhiều loại mục tiêu, không chỉ trực thăng và máy bay mà còn tên lửa hành trình và tên lửa đạn đạo. Hành động này của Trung Quốc có thể được coi như một bằng chứng mới cho tham vọng của Trung Quốc giành quyền kiểm soát khu vực. Tuy nhiên, tình hình phức tạp hơn nhiều.
Trên thực tế, cuộc tranh chấp giữa các nước láng giềng trong khu vực Biển Đông đã bắt đầu từ khá lâu và có thể kéo dài trong một thời gian dài, nhưng, điều đó vẫn không cản trở qúa trình hợp tác kinh tế cùng có lợi giữa Trung Quốc và các nước ASEAN. Ở một giai đoạn nhất định, Mỹ và Nhật Bản đã thông qua quyết định can thiệp vào cuộc tranh chấp này.
Washington và Tokyo đang lo ngại trước ảnh hưởng ngày càng tăng lên của Bắc Kinh. Mỹ và Nhật Bản đang tăng cường hợp tác quân sự với các nước ASEAN với mục đích lập khối đồng minh chống lại Trung Quốc. Ngay hiện nay có thể thấy rõ rằng, Trung Quốc không có ý định bỏ cuộc. Bắc Kinh lo ngại, Mỹ và các đồng minh của họ có thể chặn các tuyến đường vận tải biển, đặc biệt là hành trình cung cấp nhiên liệu, cũng như phong tỏa căn cứ hải quân chính của Trung Quốc trên đảo Hải Nam”.
Chuyên gia Andrei Ivanov nhận xét rằng Trung Quốc sẽ không thay đổi lập trường của mình. Mối quan hệ của Việt Nam và các nước ASEAN khác với Trung Quốc sẽ trở thành căng thẳng hơn. Nhưng các nước ASEAN không muốn chọn phe, trở thành các đồng minh của Mỹ và Nhật Bản hay Trung Quốc.
Mỹ coi cuộc tranh chấp này như phương cách để duy trì ảnh hưởng của mình trong khu vực châu Á-Thái Bình Dương.
Theo Sputnik