Kể từ khi Hoa Kỳ và các nước trong khu vực nỗ lực tối ưu hóa sự hợp tác với một Trung Quốc đang trỗi dậy nhằm giảm thiểu xung đột, cộng đồng khu vực bị kẹt giữa sự cứng rắn như đá tảng và những khó khăn về giải pháp đối phó với các hành vi thô bạo dựa trên sức mạnh như việc bồi đắp các đảo nhân tạo của Bắc Kinh.
Trung Quốc đang trong tiến trình nỗ lực gia tăng gấp đôi diện tích đảo mà họ chiếm được trên Biển Đông, tìm cách hiện thực hóa cho những tuyên bố mơ hồ về "đường chín đoạn" bao trùm hầu hết vùng biển Đông—một trong những hình thức mở rộng quyền thống trị của họ, dù chính phủ Mỹ tuyên bố những đòi hỏi chủ quyền của Trung Quốc hoàn toàn không có căn cứ nào theo luật pháp quốc tế. Bắc Kinh cũng từ chối tham gia vụ kiện mà Philippines đưa ra những cáo buộc chống Trung Quốc ra Tòa án Quốc tế về Luật Biển, điều đó khiến những người quan tâm đặt câu hỏi nghi vấn về Trung Quốc trong việc tuân thủ luật pháp quốc tế.
Giáo sư khoa học người Úc Alan Dupont mô tả những gì Trung Quốc đang cố gắng thực hiện như một thủ pháp địa khai hóa theo kiểu Trung Hoa nhằm kiểm soát Biển Đông. Ý đồ chiến lược của Trung Quốc có thể hiểu đơn giản như một tham vọng để hiện thực quyền lực lớn hơn của “thiên triều” trên vùng biển gần, phù hợp với sức mạnh và sự tự tin ngày càng tăng của đại lục trên thế giới và được truyền cảm bởi những trăn trở về sự bất công lịch sử, chủ nghĩa dân tộc, bức thiết chính trị.
Thật hài hước khi nghe các quan chức Trung Quốc nỗ lực tranh đấu nhằm giải thích những hành động quyết đoán của họ. Một trong những lập luận là: Trung Quốc đang xây dựng các dải đá chìm và rạn san hô thành các đảo nhân tạo có hải cảng và đường băng nhằm lợi ích chung cho toàn cầu. Đô đốc Ngô Thắng Lợi nói, Trung Quốc sẽ "rất hài lòng và vui vẻ để đưa các đảo nhân tạo vào sứ mệnh hợp tác quốc tế, ví dụ như hỗ trợ nhân đạo trong tìm kiếm cứu nạn, " khi các điều kiện thích hợp".
Có thể nhìn thấy rõ nét hạ tầng một đường băng dài 3000 m trên đảo nhân tạo mà Bắc Kinh bồi đắp
"Tuy nhiên, lại có một lập luận khác biện minh cho hành động của Bắc Kinh là trước đó, các bên đòi chủ quyền khác như Philippines đã xây dựng và mở rộng trên các đảo mà họ nắm giữ chủ quyền tương tự như Trung Quốc, mặc dù khi phát biển điều nay, các quan chức Bắc Kinh đã lờ đi một sự thật hiển nhiên là, những gì Trung Quốc đang sở hữu là do chiếm đoạt, và quy mô của những gì Trung Quốc đã làm vượt quá những gì mà những nước láng giềng khác đã thực hiện.
Hơn nữa,những đảo này phù hợp với thâm ý của Trung Quốc đưa ra những tuyên bố không rõ ràng, và những lời dối trá phủ nhận những nguy cơ đe dọa khu vực. Một quan chức Trung Quốc cho rằng việc xây các đảo nhân tạo trên các rạn san hô ngập nước và dải đá đá chìm rất cần thiết để duy trì " chất lượng cuộc sống cho những người lính "- phép ẩn dụ cho các quan chức Mỹ biết rằng họ có ý định xây dựng hệ thống radar, đường băng, các công trình xây dựng bằng bê tông lắp ghép, và lực lượng quân sự đồn trú ở đó như trên những tiền đồn.
Không nhất thiết phải là người có quyền truy cập vào các kế hoạch bí mật của PLA để hiệu được mục đích chiến lược của việc xây dựng những đảo nhân tạo tiền đồn trên biển Đông: Trưng Quốc đang mở rộng năng lực tác chiến tầm xa của quân đội đồng thời làm suy giảm khả năng triển khai các sức mạnh quân sự của Mỹ. Trong một ví dụ nếu như Trung Quốc tiến hành nỗ lực cưỡng ép Đài Loan, Mỹ sẽ gặp khó khăn rất lớn để thể hiện sức mạnh quân sự bảo vệ chính quyền Đài Bắc tương tự như Washington đã thực hiện vào giai đoạn 1995 – 1996, khi quân đội Hoa Kỳ có thể đưa 2 tàu sân bay vào khu vực eo biển Đài Loan dễ dàng không gặp sự ngăn trở hoặc đe dọa.
Hơn nữa, các đường băng quân sự trong tương lai cũng như các căn cứ quân sự khác tại quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa sẽ tạo ra hạ tầng cơ sở sẽ cung cấp cho Trung Quốc một khả năng thực sự trong nỗ lực áp đặt quyền kiểm soát không trung và mặt nước, chưa kể đến việc hình thành vùng nhận dạng phòng không “Identification Air Defense” (ADIZ).
Khi Trung Quốc bất ngờ tuyên bố thiết lập vùng nhận dạng phòng không ADIZ ở biển Hoa Đông tháng 11.2013, rất nhanh chóng Bắc Kinh và các đầu nóng của PLA nhận thấy rằng họ không đủ năng lực kiểm soát một khu vực như vậy. Bằng những đảo nhân tạo trên vùng nước có đường vận tải biển quốc tế, PLA có thể áp đặt quyền kiểm soát những hải đoàn đi qua khu vực Biển Đông, qua đó gia tăng những tổn thất và suy giảm vị thế của Mỹ trong tương lai khi Hải quân Mỹ cố gắng tuần tra trong vùng biển quốc tế nơi xuất hiện Vùng đặc quyền kinh tế mà Trung Quốc đang cố tạo dựng bằng đường lưỡi bò phi pháp (EEZ).
Rất đáng chú ý và nguy hiểm hơn là Trung Quốc sẽ có một căn cứ để một tàu ngầm hạt nhân mang tên lửa đạn đạo (SSBN) trú ẩn, một điều gì đó để thiết lập một thế trận răn đe hạt nhân mở rộng. Một thế trận chiến lược của tên lửa đạn đạo (SSBN) giúp cho Trung Quốc có khả năng tác chiến rộng hơn, lực lượng răn đe hạt nhân cơ động trên vùng nước biển Đông có nguy cơ đe dọa Hoa Kỳ, đảm bảo khả năng giáng đòn phản kích.
Mặc dù mục đích của các đảo nhân tạo hiện không có vũ khí hạt nhân, nhưng tác dụng chính của các đảo nhân tọa đó chính là vô hiệu hóa chiếc ô hạt nhân của Mỹ, đang che chắn cho các đồng minh trong khu vực, làm suy giảm vị thế của nước Mỹ, từ đó đẩy nhanh tốc độ triển khai vị thế thống trị của Trung Quốc trong khu vực. Châu Á cũng như những nơi khác, nhận thức của vấn đề này thường kém hơn nhiều lần so với thực tế đang hiện hữu.
Một số quan chức Mỹ và các chuyên gia lưu ý rằng việc Mỹ không cho phép Trung Quốc hành động ở biển Đông có thể sẽ phá hoại những mối quan hệ kinh tế rộng lớn của nước Mỹ với Trung Quốc. Thay vì tiến hành một cuộc tranh luận về việc có hay không một Trung Quốc trỗi dậy, chúng ta phải xem vấn đề kiểu như bằng cách nào và làm thế nào để tránh rạn nứt mà vẫn có thể biểu lộ các hành động cứng rắn.
Nghịch lý thay, cách để cho vấn đề Biển Đông phá hoại mối quan hệ hợp tác Mỹ Trung là góc nhìn cuộc đấu tranh về an ninh Mỹ-Trung như một biểu tượng của một mối quan hệ rộng lớn hơn, chứ không phải là một số ít điểm sáng đơn độc trong một quan hệ tổng thể. Hơn thế nữa, nguy cơ của vết nứt nguy hiểm trong quan hệ là hệ quả của việc Mỹ kiên quyết đứng lên chống lại những hành động gây mất ổn định khu vực là rất nhỏ, vì Bắc Kinh buộc phải coi trọng mối quan hệ Mỹ-Trung Quốc và không muốn sự đổ vỡ quan hệ sẽ làm sụp đố chính Trung Quốc.
Thay vì lo ngại cho mối quan hệ song phương, phải cân nhắc hậu quả của việc không đứng lên đấu tranh cho các chuẩn mực quốc tế hoặc cho các đồng minh và đối tác. Nếu những hành động cưỡng quyền và hành vi gây mất ổn định không chịu hình phạt, nếu những hành động xấu không phải chịu hậu quả thì sẽ có rất ít động lực buộc các thế lực phải bận tâm với các tiêu chuẩn, quy tắc ứng xử, và luật pháp quốc tế.
Nói cách khác, những thách thức không phải là nguy cơ cho một cuộc chiến tranh (ngược với sự cố vô ý, đây là thực tế của một vấn đề), mà là nhanh chóng nắm lấy những mâu thuẫn chủ yếu, điều đó chính là sự hỗ trợ cho mối quan hệ hợp tác Mỹ-Trung trong khi chúng ta hạ thấp nguy cơ bùng nổ xung đột khi làm rõ những gì cấu thành hành vi vi phạm các tiêu chuẩn khu vực.
Nguy cơ thực sự sẽ là khi Trung Quốc không bi kiểm soát sẽ hiện thực hóa sự thống trị trên vùng biển gần... Một ví dụ có thể gây lúng túng cho các nhà phân tích có thể tìm thấy trong cuộc khủng hoảng năm 2012 quanh bãi cạn Scarborough, khi mà những nỗ lực của Philiphines nhằm vây bắt một số thuyền đánh cá Trung Quốc đã leo thang thành cuộc đối đầu kéo dài nhiều tháng giữa lực lượng hải quân Trung Quốc và Philiphines...
Tàu Trung Quốc trong khu vực bãi cạn Scarborough
Trong tình huống này, Washington đã thuyết phục đồng minh Philippines của mình hạ nhiệt và Manila không để leo thang căng thẳng, kết quả là Trung Quốc gia tăng lực lượng thực hiện quyền kiểm soát lâu dài bãi cạn tranh chấp, nằm trong EEZ của Philippines.
Tất yếu là, một số học giả Trung Quốc nói về điều này như một mô hình cưỡng chế mở rộng đối với Mỹ - gây áp lực một cách hiệu quả lên đồng minh Mỹ trong khi vẫn giữ Washington trong mối quan hệ hợp tác. Những nỗ lực để nhân rộng mô hình này sẽ mang lại lợi ích thực tế khi triển khai các cơ sở hạ tầng quân sự hiện đang được Bắc Kinh phát triển trên các đảo nhân tạo. Từ quan điểm này, chúng ta sẽ sẵn sàng cho Trung Quốc cướp biển Đông trong sự sợ hãi chưa được kiểm chứng rằng Bắc Kinh sẽ vất bỏ quyền lợi của mình trong hợp tác với Mỹ và các quốc gia khác trong khu vực.
Mô hình những hành động gần đây của Trung Quốc cho thấy rằng Bắc Kinh sẽ thực sự hạn chế tiến trình hội nhập của Mỹ vào khu vực kinh tế năng động nhất thế giới này.
Hải quân Mỹ trong tương lai gần sẽ có sứ mệnh duy trì 'phi quân sự hóa" Biển Đông
Chỉ có nước Mỹ mới có thể huy động khu vực duy trì và thích nghi với các quy tắc công bằng cho tất cả các quốc gia. Giúp Trung Quốc phát triển tầng lớp trung lưu của xã hội là hành động tốt đep, nhưng thả lỏng cho Trung Quốc xây dựng các căn cứ quân sự trên đảo nhân tạo là thực sự nguy hiểm. Cảnh tỉnh Trung Quốc và các quốc gia khu vực hiểu sự khác biệt sẽ là một trong những nhiệm vụ quan trọng của Washington trong những năm tới.
Tác giả: Tiến sĩ Patrick M. Cronin Giám đốc cao cấp Chương trình An ninh châu Á-Thái Bình Dương tại Trung tâm An ninh mới của Mỹ và là nguyên Giám đốc của Viện Quốc phòng Quốc gia các trường đại học- chuyên sâu nghiên cứu Chiến lược Quốc gia.
Theo: QPAN